Vấn đề hành động

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 – 2008” . (Trang 45 - 48)

I. Mục tiêu và định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 1 Bối cảnh

2. Vấn đề hành động

2.1. Về phía nhà nước :

Để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cần có các cơ chế khuyến khích, ưu đãi của nhà nước Việt Nam đối với nhà đầu tư ra nước ngoài nói chung và đặc thù đối với một số nền kinh tế (Lào, Campuchia, LB Nga), nhưng chính sách khuyến khích, ưu đãi của phía Việt Nam phải được sự ủng hộ và tạo thuận lợi từ phía bạn thông qua thỏa thuận hợp tác song phương giữa các Chính phủ liên quan đến thúc đẩy đầu tư lẫn nhau; hợp tác trao đổi thông tin thường xuyên, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước…).

Ngoài việc xác định những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư (một môi trường đầu tư thuận lợi, có chính sách khuyến khích đầu tư, khả năng sinh lợi tại nước bạn), thì chính sách của nước đầu tư và nước nhận đầu tư đều cần hướng tới tạo thuận lợi để tiềm năng sinh lợi thành cơ hội sinh lợi và thành lợi nhuận của doanh nghiệp trên thực tế.

Do vậy, để thúc đẩy ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam cần triển khai các giải pháp sau:

2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách qui định về quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Cần sớm ban hành luật doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, với những cải cách theo phương hướng tạo điều kiện thông thoáng để kích thích các doanh nghiệp hiện có và phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới hình thành.Đầu tư nước ngoài hiện nay mới chỉ được điều chỉnh bởi các nghị định của chính phủ chứ chua có một luật đầu tư ra nước ngoài cụ thể nào, làm cơ sở điều chỉnh các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam.Trong luật đầu tư nước ngoài xây dựng cần có những nội dung đáng lưu ý như sau:

Thứ nhất, đăng ký và cấp phép đầu tư ra nước ngoài, tiến tới bỏ hình

thức cấp phép ,chuyển sang hình thức đăng ký đầu tư cho thuận tiện mà không giảm tính chất quản lý của nhà nước, giảm bớt thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian. Không nên giới hạn đầu tư ra nước ngoài vì thực lực của các doanh nghiệp hiện nay ngày càng lớn mạnh,nắm bắt cơ hội đầu tư phải nhanh thì mới thành công được, khi giới hạn đầu tư như ở trong NĐ 78/2006 /NĐ-CP sẽ làm cho các doanh nghiệp muốn đầu tư với mức cao nhưng được sự điều chỉnh hỗ trợ của nhà nước về quyền thì ít có doanh nghiệp nào dám làm ăn lớn ở nước ngoài. Về thời hạn cấp phép giảm xuống tối đa là 15 ngày khi nhận hồ sơ hợp lệ và có các chế tài để thực hiện nghiêm chỉnh về công tác thẩm định giấy phép.

Thứ hai, xây dựng các danh mục khuyến khích đầu tư ra nước ngoài

với những hình thức ưu đãi như phù hợp về tín dụng, mua ngoại tệ, thuế...

Thứ ba, đối với các hoạt động đầu tư ra nước ngoài đặc biệt, có tầm ảnh hưởng lớn về vốn, công nghệ và hình ảnh đất nước thì cần thể chế hóa thành các luật, nghị định điều chỉnh riêng tạo thuận lợi cho các dự án trong đối tượng này hoạt động dễ dàng và phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước. Ví dụ như ngành khai thác dầu khí, công nghiệp xây dựng...

Thứ tư, Cần phân cấp lại thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Để tránh ùn tắc trong việc cấp phép đầu tư, giảm thời gian cấp phép, tăng tính hiệu quả của việc thẩm định các dự án đầu tư ra nước ngoài. Lượng hóa các qui định tránh tình trạng qui định chung chung gây phiền phức khi xét duyệt đầu tư. Mở rộng diện đầu tư,cho phép các doanh nghiệp việt nam đầu tư ra nước ngoài vào các lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, giáo dục, y tế...

Vấn đề tiếp theo là sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước, phối hợp giữa các bộ và cơ quan ngang bộ để tạo ra một hành lang pháp lý chuẩn để điều chỉnh hoạt động của nhà nước.

Những việc làm phải tiến hành trước mắt để tăng cường hệ thống cơ chế chính sách qui định về quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

- Tăng cường biện pháp chế tài về thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án ĐTRNN.

- Khẩn trương xây dựng đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy hoạt động ĐTRNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, có những giải pháp đột phá, mang tính chất ”cú hích” để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN.

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong năm 2008 và những năm tới. Cụ thể: thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức

XTĐT thích hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm để cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý thông qua các ấn phẩm cũng như qua trang tin điện tử;

- Nghiên cứu trình Chính phủ việc phân cấp quản lý ĐTRNN trong thời gian tới.

2.1.2. Mở rộng, phát trỉển đồng bộ và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

Ưu tiên nổi bật trong số các dịch vụ này là cung cấp thông tin thị trường (chất lượng, giá cả và cung cầu cũng như triển vọng sản phẩm); thông tin đối tác,cơ hội kinh doanh; thông tin về môi trường đầu tư ( các qui định pháp lý, thủ tục xuất-nhập khẩu; các yêu cầu và giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm; các đặc điểm văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, hệ thống phân phối hàng...) và các dịch vụ xúc tiến thương mại ( hội chợ, triển lãm, quảng cáo và tham quan thị trường, môi giới và tiếp xúc với các đối tác tiềm năng...). Để làm được điều này có những đề sau:

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 – 2008” . (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w