Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước nhận đầu tư

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 – 2008” . (Trang 25 - 31)

I. Khái quát về tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam.

1.3Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước nhận đầu tư

Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tại: Châu Á có 167 dự án, tổng vốn đầu tư là 751,03 triệu USD, chiếm 67% về số dự án và 54% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó tập trung nhiều nhất tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 86 dự án, tổng vốn đầu tư là 583,8 triệu USD, đã thực hiện 328 triệu USD, chiếm 35% về số dự án và 42% tổng vốn đầu tư đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư sang Lào trong lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản. Cũng tại I Rắc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ký kết đầu tư vào 1 dự án thăm dò, khai thác dầu khí có vốn đầu tư cam kết là 100 triệu USD hiện chưa triển khai được do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực này.

Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư 360,36 triệu USD, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư đăng ký gồm (i) có 1 dự án tại địa bàn Angiêri vốn đầu tư là 243 triệu USD, sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga ; (ii) 1 dự án tại Madagasca vốn đầu tư là 117,36 triệu USD hiện có kết quả khả quan.

Châu Âu có 37 dự án, tổng vốn đầu tư là 463,84 triệu USD, chiếm 14,6% về số dự án và khoảng 10% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án, tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD.

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác nhận vốn đầu tư 1989-2006.

Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)

(*)

Tổng số Trong đó: Vốn điều lệ

Tổng số Chia ra

Nước ngoài góp Việt Nam góp

TỔNG SỐ 190 969.7 681.0 324.5 356.5 Trong đó: An-giê-ri 1 243.0 243.0 208.0 35.0 Cô-oét 1 1.0 1.0 1.0 Căm-pu-chia 16 57.1 52.2 13.1 12.1 Cộng hòa Séc 2 1.9 0.3 0.3 CHLB Đức 4 4.8 3.5 2.5 0.9 Hàn Quốc 3 1.3 1.3 0.2 1.0 Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 5 1.8 1.6 0.7 0.9 Hoa Kỳ 22 44.4 44.1 22.0 22.1 In-đô-nê-xi-a 2 9.4 9.4 9.4 I-rắc 1 100.0 100.0 100.0 Lào 65 504.19 264.59 49.0 133.6

Liên bang Nga 14 73.3 32.2 11.8 20.5

Ma-lai-xi-a 4 18.7 18.7 0.7 18.1 Nam Phi 1 1.0 1.0 1.0 Nhật Bản 5 2.1 1.6 0.6 1.0 Xin-ga-po 14 27.0 27.3 24.2 3.1 Tát-gi-ki-xtan 2 3.5 3.5 1.4 2.1 CHND Trung Hoa 3 3.5 2.6 0.6 1.9 U-crai-na 5 4.3 4.3 0.4 3.9 Madagasca 1 117.3 117.3 117.3 0

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.

Nhìn lại quá trình đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam nhận thấy các DN chủ yếu đầu tư vào thị trường truyền thống bởi đây là những thị trường doanh nghiệp Việt Nam am hiểu luật pháp và cách thức hợp tác nên rủi ro ít. Tuy nhiên, năm 2008 các DN Việt Nam sẽ mở rộng thị trường đầu tư hơn trước, đã tìm đến những thị trường khó tính như Trung Đông. Trong năm 2008, thị trường ở khu vực Đông Âu, Bắc Phi, châu Mỹ La tinh, Trung Đông, cũng đang là điểm đầu tư hấp dẫn của nhiều DN Việt Nam. Tại mỗi khu vực trên các DN Việt Nam sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực trọng tâm bao gồm dầu khí (Đông Nam Á, châu Phi), điện lực (Lào, Trung Quốc), khai thác khoáng sản (Lào), viễn thông (Lào, Campuchia, Hồng Kông, Singapore, Hoa Kỳ), giao thông vận tải (Singapore, Hồng Kông, Nga), kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bán lẻ (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc)...

Đầu tư nước ngoài phân theo ngành (1989-2007)

STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn đầu tư thực hiện

I Công nghiệp 113 1,504,514,883 54,847,053 Công nghiệp 113 1,504,514,883 54,847,053 CN dầu khí 9 643,940,000 43,866,840 CN nặng 51 767,176,267 1,041,061 CN nhẹ 17 14,838,810 5,338,840 CN thực phẩm 16 26,491,080 500,000 Xây dựng 20 52,068,726 4,100,312

II Nông nghiệp Nông –lâm –nghiệp 46 274,639,569 2,302,626 53 285,989,569 4,302,626

Thủy sản 7 11,350,000 2,000,000 III Dịch vụ 99 215,533,116 5,729,737 Dịch vụ 58 92,470,818 990,985 GTVT-bưu điện 22 51,407,266 3,400,000 Khách sạn-du lịch 6 13,227,793 420,000

Văn hóa –y tế -giáo dục 6 13,037,239 918,752 Văn phòng-Căn hộ 1 30,000,000 - XD văn phòng căn hộ 6 15,390,000 -

Tổng số 265 2,006,037,568 64,879,416

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-bộ kế hoạch đầu tư

Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 100 dự án, tổng vốn đầu tư là 893,6 triệu USD, chiếm 40,16% về số dự án và 64,3% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý có một số dự án quy mô vốn trên 100 triệu USD, như: dự án Thủy điện Xekaman 3 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt – Lào với tổng vốn đầu tư 273 triệu USD, dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư 243 triệu USD, 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí của Công ty đầu tư phát triển dầu khí tại Madagascar với tổng vốn đầu tư 117,36 triệu USD, tại I Rắc tổng vốn đầu tư 100 triệu USD.

Tiếp theo là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp với 53 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 286 triệu USD, chiếm 21,3% về số dự án và 20,57% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, phần lớn là dự án trong lĩnh vực trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào với một số dự án quy mô lớn như: (i) Công ty cổ phần cao

su Dầu Tiếng Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 81,9 triệu USD, (ii) Công ty cao su Đắc Lắc, tổng vốn đầu tư 32,3 triệu USD, (iii) Công ty cổ phần cao su Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 25,5 triệu USD.

Đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có 96 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 210,4 triệu USD, chiếm 38,5% về số dự án và 15,14% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số dự án lớn như: dự án đầu tư sang Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động của Công ty viễn thông quân đội Viettel với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD, dự án đầu tư sang Liên bang Nga để xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô với tổng vốn đầu tư 35 triệu USD, dự án đầu tư sang Singapore để đóng mới tàu chở dầu của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí với tổng vốn đầu tư 21 triệu USD, .... Còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc....

Như vậy , lĩnh vực các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài công nghiệp với 100 dự án ,tiếp theo là đến dịch vụ có 96 dự án ; nông nghiệp là 53 dự án .Các doanh nghiệp việt nam đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng như thăm dò ,khai thác dầu khí chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng như thăm dò khai thác dầu khí ;sản xuất chế biến hàng gia dụng ,vật liệu xây dựng

1.5.Đầu tư ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư

Hình thức đầu tư ra nước ngoài thì trong thời gian đầu, Việt Nam chủ yếu đầu tư dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và dựa vào quan hệ quốc gia mà Chính Phủ Việt nam có quan hệ hữu hảo. Sau khi chính phủ ban hành nghị định 22/1999/NĐ-CP thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài chuyển sang hai hình thức chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với số lượng các dự án ngày càng gia tăng nhưng tỷ lệ vốn đầu tư không lớn và chủ yếu đầu tư sang các nước đang phát triển và nước kém

phát triển như Lào , Campuchia… Từ năm 2004, các doanh nghiệp việt nam đã bắt đầu đầu tư sang các nước phát triển như Hoa kỳ , Đức , Nhật Bản ,Anh , Pháp …Tóm lại , trong thời gian qua , các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư ra nước ngoài dưới 3 hình thức và tỷ trọng như sau : 48% số dự án 100% vốn với 107.6 triệu USD; 34% số dự án liên doanh với 57 triệu USD và 16% số dự án BCC với số vốn đầu tư đạt trên 200 triệu USD. Đến 90% các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nước .

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 – 2008” . (Trang 25 - 31)