Dự báo tình hình đầu tư trong những năm tới.

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 – 2008” . (Trang 43 - 45)

I. Mục tiêu và định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 1 Bối cảnh

2. Dự báo tình hình đầu tư trong những năm tới.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong nước sẽ là sự gia tăng năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của chính thức của WTO thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian nhất định sẽ được tăng cường đáng kể . Theo dự kiến của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2008, tổng vốn mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

của các DN sẽ đạt trên 500 triệu USD, tăng 20% so với năm 2007. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng đã xác định : “ khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài” .Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và đầu tư ,trong vòng 5 năm tới các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ đầu tư khoảng 1.0 đến 1.2 tỷ USD ra nước ngoài, bình quân mỗi năm 200 triệu USD .Đây có lẽ là một tín hiệu khả quan đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của việt nam.

II.Từ những mục tiêu như vậy, chúng ta phải có những giải pháp phù hợp để có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả .

1.Về nhận thức

Mọi vấn đề đều bắt nguồn từ nhận thức, từ nhận thức đưa đến hành động. Nhận thức đúng thì sẽ thúc đẩy hành động đúng . Trong vấn đề đầu tư ra nước ngoài, dường như có sự nhận thức khá giống nhau ở các nước mới tham gia vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới, họ chỉ mới coi trọng dòng chảy vào của nguồn vốn,tức thu hút càng được nhiều nguồn vốn đầu tư vào trong nước càng tốt,mà ít quan tâm đến nguồn vốn chảy ra ,nhất là trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đây thực sự là một quan điểm phiến diện . Bởi lẽ lý thuyết và thực tiễn đã chứng tỏ rằng một nước mà dòng tiền ra càng mạnh thì có nhiều khả năng mở rộng thị trường và tăng cơ hội kinh doanh ,từ đó tăng việc làm ,tăng động lực phát triển kinh tế đất nước,và tăng thu hút dòng vốn đầu vào .Với lập luận đầu tư nước ngoài nếu được xúc tiến ngày càng nhiều thì sẽ khiến đầu tư trong nước bị giảm sút ,sức cạnh tranh của việt nam còn kém trong nước thì khi ra thị trường nước ngoài khó có thể tồn tại được . Những lập luận này có phần đúng nhưng chưa phải là cái nhìn toàn diện ,do chưa thấy hết lợi ích mà họat động đầu tư ra nước ngoài đã và đang đem lại cho nền kinh tế .Đầu tư nước ngoài cho phép doanh nghiệp chủ động xây dựng được hệ thống phân phối hàng hóa ,cũng như tạo thế nắm bắt nhanh chóng sự thay đổi của thị trường nước ngoài; tiếp cận sâu hơn thị trường thế giới ,từ đó đa dạng hóa và không

ngừng bổ sung ,mở rộng các đối tác , thị trường nguyên liệu ,nguồn cung cấp máy móc thiết bị ,công nghệ và khách hàng mới .Đối với nhưng nước kém phát triển hơn thì đầu tư nước ngoài trở nên độc quyền, khả năng thâm nhập sâu vào thị trường dễ dàng hơn.Đối với những nước phát triển thì trong một nền tảng phát triển thị trường cao thì luôn tồn tại một “thị trường nghách” mà ở đó có các khoảng trống khe hở của thị trường mà nếu biết cách khai thác thì sẽ rất thành công về nguồn khách hàng với mức sống cao, mức tiêu thụ lớn.

Trước bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sầu rộng vào nền kinh tế thế giới ,những tác động tích cực mà hoạt động đầu tư nước ngoài mang lại trong thời gian qua ,cần có sự thay đổi trong nhận thức không chỉ là ở các cơ quan quản lý nhà nước mà ở trong các doanh nghiệp , tầng lớp nhân dân_ từ khống chế sang cho phép và khuyến khích. Nhà nước ,cần coi đầu tư ra nước ngoài là hoạt động tất yếu và cần thiết trong xu thế hiện nay. Các doanh nghiệp cần coi đầu tư nước ngoài là kênh đầu tư quan trọng để phân tán rủi ro và tăng thực lực , sức mạnh cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận. “đầu tư trong nước, hay ra nước ngoài không quan trọng, miễn là có lợi nhuận cao hơn”

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 – 2008” . (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w