- HG (TT) = 0,2067 HG (NT) = 0,
3.3.2.2. Nhóm giải pháp về sản xuất kinh doanh:
Nguồn gốc thu nhập của dân cư ở Yên Bái chủ yếu là từ kết quả của sản xuất kinh doanh. Vì vậy để tăng thu nhập của dân cư, giải pháp chính phải là thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhóm giải pháp này gồm có:
- Về vốn cho sản xuất: vốn cho sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề cấp bách. Nguồn vốn cho vay chủ yéu là từ ngân hàng nông nghiệp, năm 1996 hàng cho vay 42.633 lượt hộ với số tiền là 80.273 triệu đồng, số hộ được vay vốn chiếm 38,5% số hộ toàn tỉnh, bình quân mỗi hộ được vay là 1,88 triệu đồng. So với nhu cầu vốn cho sản xuất, số tiền vay trên chỉ đáp ứng được 30- 35% nhu cầu của hộ được vay. Các nguồn vốn cho vay của ngân sách rất nhỏ bé. Giải pháp về vốn ngoài phần cho vay của ngân hàng cần phải huy động tốt nguồn vốn trong dân bằng các quỹ tín dụng nhân dân, vận động nhân tiết kiệm tiêu dùng, và tiêu dùng hợp với khả năng thu nhập, ưu tiên vốn cho sản xuất, kinh doanh. Về ngân hàng, mạnh dạn cho vay tín chấp theo đúng Luật
Ngân hàng để đáp ứng vốn cho sản xuất, kinh doanh.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật: là tỉnh miền núi nên kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật thiếu thốn, lạc hậu. Giao thông vận tải là vấn đề hết sức cấp bách, nhất là đường ô tô đến các vùng nguyên liệu chè, hoa quả, vùng quê, vùng cây đặc sản của tỉnh. Hệ thống truyền tải điện năng cho sản xuất (sơ chế chè, quả tươi, chế biến lâm sản ...) cũng là việc rât cần thiết. Nhiều vùng chưa khai thác được tiềm năng kinh tế do thiếu đường giao thông và chưa có điện. Để xây dựng đường giao thông và đường tải điện, cần xây dựng các trung tâm cụm xã, huy động vốn lao động trong nhân dân 20%, Nhà nước đầu tư 80% để từng bước xây dựng đường ô tô và hệ thống tải điện. Xây dựng đường giao thông và tải điện cũng đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.
- Đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thuỷ lợi: là tỉnh nông nghiệp miền núi nên việc xây dựng, cải tạo hệ thống thuỷ lợi cấp nước cho sản xuất là cần được ưu tiên. Tuy nhiên việc làm thuỷ lợi và giao thông, cấp điện đòi hỏi khối lượng vốn rất lớn nên cần có giải pháp trợ giúp của Trung ương.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: để tăng thu nhập cho nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hướng đi quan trọng. Hiện nay, cơ cấu ngành kinh tế nông lâm nghiệp còn trên 55%, các tiềm năng có thể khai thác như dịch vụ du lịch, sản xuất tiểu thủ công nghiệp mang đặc trưng văn hóa dân tộc, sơ chế nông sản v.v... cần được mở mang tạo việc làm cho dân cư.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông - lâm nghiệp: phá thế độc canh cây lương thực, chủ yếu là lúc ruộng và nương rẫy, từng bước phát triển cây công nghiệp trên cơ sở có sẵn là cây chè (hiện có trên 7000 ha, sản lượng 21.000 tấn/năm), trồng mới và phát triển cây cà phê, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả. Phát triển nông nghiệp đa dạng, kết hợp chăn nuôi đại gia xúc tạo thêm khối lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nhân dân.
- Tiêu thụ sản phẩm: tiêu thụ sản phẩm, nhất là những đặc sản là điều kiện hàng đầu để sản xuất thông suốt và phát triển. Các ngành chăn nuôi,
trồng cây ăn quả, trồng quế ... rất cần tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp này ở ngoài tầm tay của các hộ gia đình, vì vậy được cơ quan Nhà nước giúp nhân dân về tiêu thụ sản phẩm. Việc bảo hiểm sản xuất cần được thành lập và phát triển mạnh để tránh rủi ro trong sản xuất.
- Nâng cao trình độ công nghệ cho sản xuất: là giải pháp cơ bản để phát triển sản xuất.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp thuỷ sản: thông qua cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư của Nhà nước, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong các lĩnh vực khác cần chú trọng các trường lớp đào tạo nghề nghiệp của các thành phần kinh tế. Quỹ tạo việc làm cần có trợ giúp thích hợp cho các trường đào tạo này để giúp cơ sở đào tạo nghề, đào tạo lại nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
- Tổ chức sản xuất: hình thức phát triển kinh tế nông nghiệp có hiệu quả hiện nay là hợp tác xã dịch vụ và trang trại nông hộ. Các trang trại của tỉnh (trên 9500 trang trại) cần có chính sách cụ thể của Nhà nước để giúp chúng phát triển, như thời hạn quyền sử dụng đất, vay vốn, giúp kỹ thuật, tiêu thj sản phẩm, thuê mướn lao động, chính sách hạn điền v.v... Các trang trại này đã góp phần giải quyết sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp có hiệu quả tốt.