Cư cấu tiêu dùng:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh Yên Bái (Trang 48 - 51)

- HG (TT) = 0,2067 HG (NT) = 0,

3.2.4.2. Cư cấu tiêu dùng:

Mức tăng thu nhập không những tác động làm tăng mức tiêu dùng mà còn làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Khi thu nhập có ít, người ta lựa chọn tiêu dùng để đảm bảo được nhu cầu ăn là nhu cầu thiết yếu nhất. Khi thu nhập tăng lên được một phần nào đó, thì ngoài nhu cầu về ăn, nhu cầu được ưu tiên tiếp theo là mặc. Thực tế thu nhập và tiêu dùng ở Yên Bái thời kỳ qua đã phản ánh đúng với điều đó.

Bảng 18: Cơ cấu tiêu dùng (cho đời sống) tỉnh Yên Bái 1989 - 1994 Đơn vị: %

1989 1994

Tổng chi 100 100

1. Chi ăn uống 75,96 72,08

+ Thực phẩm 31,76 30,19

2. Chi văn hóa, y tế, giáo dục 4,88 7,80

3. Chi may mặc 5,75 5,89

4. Chi đồ dùng gia đình 1,77 4,58

5. Chi phương tiện đi lại, bưu điện 1,94 5,36

6. Chi nhà ở 6,18 2,05

7. Dịch vụ khác 3,52 2,24

(Nguồn: Điều tra nông thôn 1989 và điều tra mục tiêu 1994 Cục Thống kê Yên Bái)

Cơ cấu tiêu dùng trên đây phản ảnh tuy còn nghèo do thu nhập tăng chậm, đời sống của dân cư Yên Bái đã phần nào được cải thiện. Tỷ trọng chi cho ăn uống đã giảm một phần nhỏ, điều đó nói lên rằng nhu cầu ưu tiên dố một là ăn uống đã được thỏa mãn ở mức ăn no, ngoài nhu cầu ưu tiên số một đó phần dành cho chi tiêu các nhu cầu khác có tăng lên chút ít, biến động theo chiều hướng đời sống đang được cải thiện từng bước.

Phân tích lượng tiêu dùng cho ăn uống hàng ngày, số lượng lương thực thực phẩm chi dùng cho phép ta thấy cơ cấu bữa ăn của nhân dân cũng từng bước được cải thiện: lương thực chi dùng giảm dần, thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng chi dùng tăng thêm.

Bảng 19: Tiêu dùng lương thực thực phẩm chủ yếu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng

ĐVT 1989 1994 1. Gạo Kg 15,12 13,84 2. Thịt các loại Kg 0,5 0,93 3. Trứng các loại Kg 0,5 0,93 3. Trứng các loại Quả 0,63 2,05 4. Tôm cá thuỷ sản Kg 0,23 0,33 5. Đường mật Kg 0,05 0,13

Đời sống hàng ngày của nhân dân đã được chú ý đầy đủ hơn, chi tiêu dịp lễ tết tỷ trọng giảm được phần nào, từ 6,05% năm 1994 giảm xuống 5,02% năm 1996, tương ứng chi thường xuyên tăng từ 93,95% lên 94,98%.

ăn uống) tăng chậm, nhu cầu đời sống của dân cư trong các lĩnh vực này còn rất lớn nhưng dân cư không đủ tiền để chi, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế. Năm 1994, tỷ lệ người chưa biết chữ ở nông thôn là 18% nhưng chi cho giáo dục chỉ có 1,5%, tính ra tiền là 1.710 đ/ tháng cho một người. Sức khoẻ chưa được bản thân người dân chăm sóc chu đáo. Tỷ lệ người ốm đau trong năm là 9,12%, riêng trẻ em mắc bệnh cấp tính là 7,6%. Trong số người mắc bệnh có 33% mắc bệnh mãn tính, và 67% mắc bệnh cấp tính. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ là rất lớn, song người dân chỉ chi cho y tế 1 người một tháng bình quân là 2.480đ, chiếm 2,17% tổng tiêu dùng. Nghiên cứu về tỷ trọng tiêu dùng (cơ cấu tiêu dùng) của nhân dân Yên Bái trong những năm gần đây, trên cơ sở tài liệu điều tra, thì trật tự ưu tiên cho các nhu cầu sau nhu cầu ăn có thứ tự như sau:

1. Chi cho may mặc.

2. Chi cho phương tiện đi lại, bưu điện. 3. Chi cho giải trí, văn hóa thể thao. 4. Chi cho giải trí, văn hóa thể thao. 5. Chi cho y tế chăm sóc sức khoẻ. 6. Chi cho nhà ở.

7. Chi cho dịch vụ khác. 8. Chi cho giáo dục đào tạo.

Trật tự ưu tiên này phản ánh đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, và một phần nào cũng phản ánh việc dân cư chờ đợi sự trợ giúp của Nhà nước (như y tế, giáo dục).

Một thực tế trong nghiên cứu tiêu dùng của nhân dân Yên Bái là chi dùng có phần chưa hợp lý. Trong khả năng thu nhập của dân cư, việc mua sắm tài sản lâu bền có tốc độ tăng khá cao so với tốc độ tăng của thu nhập. Trong khi nhân dân đang rất cần vốn cho sản xuất, chi dùng như vậy có thể chưa hợp lý. Điển hình là việc mua sắm xe gắn máy: trong vòng 7 năm số xe gắn máy bình quân trên 100 hộ từ 2 chiếc tăng lên 8,19 chiếc, tốc độ tăng hàng năm bình quân là

22,3%. Như vậy, số tiền nhân dân toàn tỉnh mua sắm xe gắn máy ước tính là 152 tỷ đồng, hơn gấp đôi doanh số cho vay của ngân hàng cùng năm cho sản xuất nông nghiệp (doanh số cho vay nông nghiệp cùng năm là 65,5 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh Yên Bái (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w