Biến động thu nhập theo thời gian.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh Yên Bái (Trang 37 - 39)

y na x x a x b x

3.2.1.Biến động thu nhập theo thời gian.

Từ năm 1989 đến năm 1996 thu nhập của dân cư Yên Bái theo bảng sau đây: Bảng 3: Thu nhập bình quân nhân khẩu tỉnh Yên Bái (giá hiện hành)

Đơn vị: ngàn đồng/ ngàn đồng/ tháng

Năm 1989 1993 1994 1996

Thu nhập BQ nhân khẩu 18,79 85,07 126,25 175,5

(Nguồn: Điều tra nông thôn 1989 - TCTK - Điều tra giàu nghèo 1993 Điều tra hộ gia đình đa mục tiêu 1994 - 1996

Thu nhập bình quân nhân khẩu các năm trên là thu nhập cuối cùng (thu nhập danh nghĩa) theo giá hiện hành:

Thu nhập của dân cư gồm có phần thu bằng hiện vật và bằng tiền (như tiền lương, tiền công, lãi ngân hàng ...) đặc điểm này không cho phép áp dụng giá so sánh (giá cố định) để phân tích biến động thu nhập của dân cư theo thời gian. Vì vậy sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chọn năm đầu của thời kỳ nghiên cứu làm năm gốc để tính thu nhập cuối cùng (thu nhập dánh nghĩa) của các năm về thu nhập thực tế năm gốc theo công thức (1)

Thu nhập cuối cùng Thu nhập thực tế =

CPI là thích hợp hơn cả.

Bảng 4: Chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Yên Bái 1990 - 1996. Đơn vị: %

Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996

Chỉ số giá (%) 140,84 210,22 123,47 104,98 113,18 125,68 107,63

(Năm trước = 100% ; nguồn: Niên giám Thống kê Yên Bái các năm 1994 - 1995 - 1996)

Đây là các chỉ số liên hoàn nên nếu lấy năm 1989 làm năm gốc (=100%) thì chỉ số giá và thu nhập thực tế các năm sau năm 1989 như trong bảng 5.

Bảng 5: Chỉ số giá tiêu dùng và thu nhập thực tế tỉnh Yên Bái các năm 1989 đến 1996, lấy năm 1989 làm gốc.

Chỉ số giá (%) 100 140,8

4 241,41 296,08 383,77 434,35 545,89 587,54Thu nhập thực Thu nhập thực

tế (1000đ) 18,79 22,17 29,06 29,97

Như vậy, tính theo thu nhập thực tế năm gốc, thu nhập thực tế bình quân đầu người của dân cư Yên Bái sau 7 năm bằng 158,96% thu nhập thực tế năm gốc, bình quân thu nhập thực tế mỗi năm tăng 6,84%.

Thu nhập thực tế của dân cư Yên Bái tăng phản ánh đúng tình hình của địa phương, là bằng chứng có sức thuyết phục nhất về đường lối đổi mới kinh tế của Đảng.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh Yên Bái (Trang 37 - 39)