Chúng ta sẽ bắt đầu chương này với một thảo luận về cách xử lý thô sơ ban đầu mặc định của SketchUp về việc tập hợp các đối tượng, sử dụng một phương thức có tên gọi là dính hình.
Khi bạn mang lại hai đối tượng đến bên cạnh nhau, họ có thể " bám chặt vào nhau " và trở thành một đối tượng. Đó là một phần của một hình thái thô sơ trong việc tạo ra các nhóm trong SketchUp. Bởi vì dính hình là một phần chức năng của SketchUp, và bởi vì nó là tất cả các đối tượng liên kết vào một, chúng ta sẽ tìm hiểu phương thức dán hình ở đâỵ
Để có được một khái niệm về cách thức hoạt động như thế nào của phương thức dính hình, thực hiện theo các bước sau:
1. Nhấp vào nút Start Using SketchUp và xóa đi hình người xuất hiện trong mẫu Engineering –Feet.
2. Nhấp vào nút Start Using SketchUp. 3. Chọn công cụ Rectangle.
4. Vẽ một hình chữ nhật nằm ngang.
5. Chọn công cụ Push/Pull trên thanh công cụ. 6. Kéo hình chữ nhật lên thành một khối lập phương.
7. Tạo một khối lập phương thứ hai, cũng giống như cách bạn đã làm với khối lập phương đầu tiên.
8. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.
9. Vẽ một hình chữ nhật lựa chọn bao quanh khối lập phương thứ haị
10. Chọn công cụ Move trên thanh công cụ. Kích vào một đỉnh trên khối lập phương
thứ 2.
11. Di chuyển khối lập phương cho đến khi điểm đó chạm vào cạnh hoặc một đỉnh của khối lập phương đầu tiên. Kích chuột.
12. Chọn công cụ Select trên thanh công cụ.
13. Vẽ một hình chữ nhật lựa chọn bao quanh khối lập phương thứ haị
15. Di chuyển khối lập phương thứ haị Nếu SketchUp đã liên kết các khối lập phương tự động thông qua phương thức dính hình, bạn sẽ thấy rằng di chuyển các khối thứ hai cũng kéo theo khối thứ nhất, như bạn thấy trong hình 5.1.
57
Hình 5.1: Hai khối lập phương gắn với nhau bởi dính hình
Đó là phương thức dính hình, nó cho phép bạn liên kết các đối tượng bằng cách đặt chúng bên cạnh nhaụ
Mặt khác, dính hình có thể không thích hợp với bạn, vì bạn có thể muốn có một cách hệ thống hơn trong việc tạo các Group và các Component. Vì lý do đó, tiếp tục tìm hiểu ở những phần tiếp theọ