MỘT SỐ GIẢI NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA MẠNG INTERNET Ở VIỆT NAM
3.3.2 Đối Với Doanh Nghiệp
+ Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại điện tử
Thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh. Hệ thống pháp luật liên quan tới thương mại điện tử về cơ bản đã được xác lập và đang liên tục được bổ sung. Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Để có thể nắm bắt kịp thời và tuân thủ đúng pháp luật, các doanh nghiệp cần thường xuyên tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh trực
tuyến như các quy định về chứng từ điện tử, bán hàng qua mạng, giao kết và thực hiện hợp đồng, thương hiệu và tên miền, xử phạt hành chính, bảo vệ dữ liệu cá nhân, giải quyết tranh chấp, v.v...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động phát hiện, phản ảnh với các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan tới thương mại điện tử và đề xuất việc xây dựng chính sách và biện pháp quản lý mới. Hiện nay, theo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo phải đăng tải công khai dự thảo để xin ý kiến. Do đó, các doanh nghiệp cũng cần phát huy quyền lợi của mình trong việc đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới thương mại điện tử.
+Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử
Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương năm 2008 cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở những mức độ khác nhau và nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử.
Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ cao, đòi hỏi cán bộ của doanh nghiệp phải có một trình độ nhất định cả về kiến thức CNTT lẫn kiến thức thương mại. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư, ứng dụng thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tăng cường nguồn nhân lực về lĩnh vực này. Ngoài các biện pháp mang tính chất tạm thời như gửi cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, mời giảng viên về đào tạo tại chỗ, v.v… một trong các biện pháp bổ sung nguồn nhân lực có chuyên môn phù hợp là liên kết với các cơ sở đào tạo để xác định rõ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử của doanh nghiệp và tiến hành đào tạo cho cán bộ của doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với lĩnh vực bán hàng trên website là một lĩnh vực rất mới tại Việ Nam, quy trình bán hàng trên mạng, không giống như bán hàng hoá truyền thống ở ngoài, không phải ai cũng có thể làm được mà nó đòi hỏi người
có trình độ chuyên môn, người kinh doanh phải chuyên nghiệp. Chính vì lẽ đó DN muốn thành công trên con đường này thì nhất thiết phải đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của mình, không ngừng phát triển nguồn nhân lực, vì đây là yếu tố rất, rất quan trọng đến sự thanh công của DN.
+ Tích cực phát triển các mối quan hệ làm ăn với các đối tác chiếm lược
về cung cấp nguồn hàng, Tăng cương phối hợp với các tổ chức, ngân hàng có khả năng thanh toán trực tuyến. Điều này rất quan trọng trong chiếm lược kinh
doanh và phát triển của DN, vì liên kết với các nhà cung cấp nguông hàng giúp DN có lượng hàng ổn định, và có xu hướng tìm kiến sản phẩm mới theo xu hướng của thị trường, giúp gian hàng trở nên đầy đủ hơn, người tiêu dùng có nhiều cơ hội tìm kiểm sản phẩm hơn. Còn việc liên kêt vối các tổ chức thanh toán trực tuyến thì cang quan trọng hơn bao giờ hết. Vì thực tế cho thấy các Dn kinh doanh bán hang trên mạng thương không thể phat triển tốt cả về bán hàng trực tuyến lẫn thanh toán trực tuyến, vả lại những DN nhỏ thương khồn có khả năng để đâu tư kênh thanh toán trực tuyến. Khi liên kết với các tổ chức khác đặc biệt la Ngân hàng, ho đã có sẵn lượng khách hàng trong tay, việc còn lại là đưa khách hàng đến gian hàng trên mạng. Giờ thì DN kinh doanh trên mạng sẽ có thêm một lượng khách hàng tiềm ẩn lớn.
KẾT LUẬN
Thương mại điện tử nói chung và hình thức bán hàng trên mạng Iternet nói riêng là một hiện thực và hình thức kinh doanh mới đã và đang làm thay đổi sâu sắc các hoạt động kinh tế và môi trường xã hội. Và đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực
như truyền thông, tài chính, thương mại bán buôn và bán lẻ. Nó đem lại triển vọng trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và quản lý. TMĐT trở thành một công cụ kinh doanh quan trọng trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ. Đối với các công ty kinh doanh, TMĐT tạo ra động lực kinh tế, tác động đến môi trường kinh doanh, cách thức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Các chức năng trung gian truyền thống được thay thế, các sản phẩm và thị trường mới đang phát triển, các quan hệ mới chặt chẽ hơn được tạo ra giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa khách hàng với nhau. TMĐT đóng vai trò như một chất xúc tác thúc đẩy nhanh và làm lan toả rộng rãi hơn các thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế như các quá trình cải cách về mặt pháp lý, thiết lập các kết nối điện tử giữa các doanh nghiệp, toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế, đặt ra nhu cầu về người lao động có trí tuệ cao, các khuynh hướng phân ngành mới (ngân hàng điện tử, đặt chỗ trực tiếp trong du lịch, marketing đến từng khách hàng…). Đối với hoạt động bán hàng, chi phí cho một điểm bán hàng TMĐT, đặc biệt là với hình thức bán hàng trên mạng Internet rẻ hơn nhiều so với việc dựng và quản lý cơ sở vật chất do điểm bán TMĐT mang tính mở, có thị trường toàn cầu. Bằng cách đưa thông tin trực tiếp dưới dạng dễ truy cập, các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến trên mạng Internet với ứng dụng TMĐT đã làm tăng hiệu quả của quá trình bán hàng.
Ứng dụng hoạt động bán hàng trên mạng Internet, sẽ loại bỏ được các yếu tố không gian, thời gian và khoảng cách địa lý một cách tương đối, chính vì vậy đây sẽ là một hình thức kinh doanh rất hấp dẫn, đem lại cho doanh nghiệp nhiều cỏ hội phát triển hơn so với cách kinh doanh truyền thống. Thực tế cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực này là rất lớn và thách thức cũng không nhỏ. Tuy nhiên cơ hội và thách thức tác động đến DN bao nhiêu thì phải tuỳ thuộc vào chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tận dụng được cơ hội tốt thì hiểu quả sẽ là rất lớn, ngựơc lại nếu không tận dụng được nó thì có thể vô hình chung nó sẽ trở thành thách thức đối với DN....
trong quá trình phát triển, hệ thống đường truyền còn yếu và không ổn định. Trong khi đó nước ta lại đang trong qúa trình mở cửa hoàn toàn nền kinh tế Quốc Dân, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh trong nước, cũng chính là thách thức cho các doanh nghiệp nước nhà. Vốn là một nước kém phát triển, các DN trong nước đã vốn vất vả dành giật thị trường trong nước và ngày nay họ lại phải cạnh tranh và dành giật thị trường với các DN đến từ khắp nơi trên thế giới thông qua mạng lưới Internet. Chính vì vậy để hoạt động tốt trong lĩnh vực này thì các DN trong nước phải không ngừng chau rồi kiến thức, và phải thay đổi mình liên tục theo xu hướng thị trường. Còn nhà nước phải nhanh chóng đưa ra một khung pháp lý chung và hoàn thiện để tạo môi trường kinh doanh tổt trong hoạt động bán hàng này.