Các mắt hàng kinh doanh.

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp thúc đẩy bán hàng qua mạng internet ở Việt Nam” (Trang 35 - 37)

b. Giai đoạn thứ 2: năm 2006-2010.

2.2.2Các mắt hàng kinh doanh.

Những hàng hoá, dich vụ chủ yếu trên sàn TMĐT với hình thức bán hàng qua mạng Internet B2C. chủ yếu là các mặt hàng có tính tiêu chuẩn cao

như hàng điện tử( máy tính, điện thoại di động, thiết bị điện lạnh), sách báo văn phòng phẩm, quà tặng, hoa tươi, mỹ phẩm, thời trang,.v.v...Môic siêu thị có nhóm hàng nổi bật. Chẳng hạn siêu thị BTSplaza bán rất chạy , điện thoại, hoa, đồ gia dụng, đồ mỹ phẩm, doanh số những sản phẩm này chiếm 70% doanh số của sàn.

Các sản phẩm quần áo, đồ mỹ phẩm và trang sức là những nhóm mặt hàng mới suất hiện, không có tiêu chuẩn cao nhưng với sự hỗ trợ của hình ảnh đẹp, nên lại được người tiêu dùng quan tâm rất nhiêu trên chợ mạng năm 2006. Nắm bắt được tình hình này các DN đã đưa lên mạng một lương sản phẩm lớn để đáp ứng đủ nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ.

Các sản phẩm bán trên mạng internet phải trả qua nhiều khâu khác nhau đáng chú ý là khâu thanh toán điện tử( khách hàng trả tiền cho DN bằng hệ thống điện tử trực tuyến). Điều đáng mừng là đầu năm 2007 một văn bản liên quan đến thanh toán điện tử đã có hiệu lực đó là quyết định số 291/2006/-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ đã được phê duyệt. Đề án không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 ở Việt Nam. Mục tiêu của đề án là hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, đồng thời thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử giai đoạn tới. Để thực hiện được mục tiêu này đề án đưa ra 6 nhóm cần giai quyết sau:

Nhóm 1: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nên kinh tế theo hướng tạo lập môi trường công bằng, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt,ứng dụng công nghệ điện tử trong thanh toán.

Nhóm 2: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu công . Giải pháp này bao gồm quản lý chi tiết trong khu vực chính phủ, bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhóm 3: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp, khuyến khích DN xây dựng và ứng dụng thanh toán điện tử, đẩy mạnh phát triển TMĐT.

Nhóm4: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu dân cư thông qua phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền

mặt, tăng lượng tài khoản cá nhân, mở rộng mạng lưới ATM và đơn vị chấp nhận thẻ.

Nhóm 5: Phát triển hệ thống thanh toán thông qua việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng; xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động và trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.

Nhóm 6: Các giải pháp phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. +Với sự phát triển đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng và hệ thống pháp luật chắc chắn trong tương lai hình thức bán hàng thông qua mạnh Internet sẽ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Theo báo cáo của Vụ thương mại điện tử thuộc bộ ngoại thương năm 2008, thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực bán hàng trực tuyến này, số lượng hàng hoá ngày càng nhiều và đa dạng cả về chủng loại lẫn mẫu mã.

Theo thống kê ta có tỷ lệ các mặt hàng và dịch vụ trên các website thương mại của các doanh nghiệp từ năm 2006 đến 2008 như sau:

Bảng 3:Tỷ lệ các mặt hàng và dịch vụ trên các website thương mại của các doanh nghiệp từ năm 2006 đến 2008(đơn vị%)

STT sản phẩm dịch vụ trên website 2006 2007 2008

1 Thiết bị điện tử viễn thông 13.4% 12.6% 17.5%2 Hàng hoá tổng hợp(siêu thị điện tử) 7.2% 11.4% 13.1% 2 Hàng hoá tổng hợp(siêu thị điện tử) 7.2% 11.4% 13.1%

3 Dịch vụ du lịch 7.2% 11.7% 10.1%

4 Hàng tiêu dùng 8.0% 12.5% 9.3%

5 Sản phẩn cơ khi máy móc 8.3% 11.9% 9.3%

6 Nông lâm thuỷ sản 5.4% 10.9% 8.8%

7 Hàng thủ công mỹ nghệ 4.9% 7.8% 8.8%

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp thúc đẩy bán hàng qua mạng internet ở Việt Nam” (Trang 35 - 37)