MỘT SỐ GIẢI NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA MẠNG INTERNET Ở VIỆT NAM
3.3.1 Đối với Nhà Nước.
+ Đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về thương mại điện tử.
Cho đến hết năm 2008, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và phần lớn các nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin đã được ban hành. Các Bộ, ngành hữu quan cũng đã ban hành nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nghị định này như Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác.v.v...
Tuy nhiên, thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới mẻ lại dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành. Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật để các doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định đã ban hành, xem đây là một khâu then chốt giúp triển khai và hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử.
+Hỗ trợ mạnh mẽ các DN bán hàng trên mạng và các tổ chức chung gian làm khâu thanh toán trực tuyến vối DN bán hàng trên mạng. Kết quả cho thấy một số năm ngần đây linh vực bán hang trên mạng ở Việt Nam phát triển rất cao. Nhưng nó vẫn chưa có tiếng nói trên thị trường hàng hóa củ Việt Nam. Để đưa lĩnh vực này vào hoạt động một cách có hiểu qủa nhất thì nhà nước là một nhân tố rất quan trọng, đó la những chính sách, đương lối,cơ sở hạ tầng, nguồn vố, nhân lực, giúp ngành phát triển.
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo chính quy thương mại điện tử.
Từ năm 2006 đến nay, hoạt động tuyên truyền phổ biến về thương mại điện tử đã được các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng
và nhiều doanh nghiệp quan tâm thúc đẩy nên đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Đến nay, nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về lợi ích của thương mại điện tử đã có chuyển biến rõ rệt. Trong giai đoạn 2009 - 2010, hoạt động tuyên truyền phổ biến cần tập trung vào một số vấn đề đang được nhận định là các trở ngại lớn đối với việc tham gia thương mại điện tử của doanh nghiệp và người tiêu dùng như vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân, thúc đẩy hình thành thói quen mua sắm trên mạng, sử dụng thẻ thanh toán, v.v… Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của vấn để bảo vệ thông tin cá nhân đến các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân. Đặc biệt, cần sớm triển khai hoạt động cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín.
Theo khảo sát của Bộ Công Thương, trong các năm gần đây, các tổ chức đào tạo đã chủ động trong hoạt động đào tạo chính quy về thương mại điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động đào tạo hiện nay đang ở trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thoả đáng của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo thương mại điện tử đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Các trường đại học, cao đẳng và cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng mối quan hệ hữu cơ liên quan đến cung cầu nhân lực về thương mại điện tử.
+Tăng cương hợp tác quốc tế về thương mại điện tử:
Trong giai đoạn 2009 - 2010 Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức hợp tác quốc tế đa phương, trong đó tập trung vào APEC, UNCITRAL, WTO để hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử, thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết quốc tế về thương mại điện tử mà Việt Nam tham gia. Trong năm 2009, chủ động tham gia sâu vào Chương trình Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử của
APEC, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dần với thương mại điện tử quốc tế. Việc xây dựng, ban hành, phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại điện tử nước ta thời gian tới. Do đó Việt Nam cần tham gia tích cực vào hoạt động của Tổ chức hỗ trợ thương mại và thương mại điện tử của Liên Hợp quốc (UN/CEFACT).
Hợp tác song phương với các quốc gia tiên tiến về thương mại điện tử và có quan hệ thương mại đầu tư lớn với Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v… cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch, hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm hiện nay. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết về thương mại điện tử trong các hiệp định khu vực mậu dịch tự do, trước mắt là triển khai việc công nhận lẫn nhau về chứng nhận xuất xứ điện tử với Hàn Quốc trong khuôn khổ AKFTA. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, Hiệp hội trong việc tham gia hoạt động của tổ chức quốc tế về thương mại điện tử như Liên minh các Tổ chức cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín Châu Á - Thái Bình Dương (ATA), Liên minh Thương mại điện tử Châu Á - Thái Bình Dương (PAA), v.v… từng bước nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động thương mại điện tử.