Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 30 - 33)

1.2.5.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án

Để đảm bảo cho dự án hoạt động có hiệu quả thì điều quan trọng trước tiên là phải dự tính được lượng vốn đầu tư cần thiết theo từng loại công việc trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư. Ta cần phải tiến hành lập biểu ghi chép tình hình thực hiện đầu tư, thẩm định số lượng, chất lượng, thời hạn cung cấp đầu vào cho dự án theo từng loại công việc trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện và thẩm định giá cho các yếu tố đầu vào nhằm dự tính hợp lý số vốn đầu tư trong từng giai đoạn của chu trình dự án.

Về cơ bản, đây là việc xem xét tính toán tổng vốn đầu tư cho dự án có đầy đủ, chính xác và phù hợp hay không. Vốn đầu tư cho dự án thường bao gồm vốn đầu tư cơ bản, vốn lưu động và các chi phí khác.

Vốn đầu tư cơ bản là toàn bộ lượng vốn cần thiết để hoàn thành công trình sẵn sàng đưa vào sử dụng bao gồm vốn đầu tư xây lắp, vốn đầu tư thiết bị, chi phí chuẩn bị mặt bằng…

Vốn lưu động là toàn bộ chi phí cần thiết để khai thác và sử dụng công trình. Vốn lưu động thường bao gồm: Nguyên vật liệu, tiền lương, phụ tùng, thành phẩm tồn kho, hàng hoá bán chịu, chi phí đột xuất.

Việc xác định đúng chi phí khác như chi phí thành lập, chi phí trả lãi vay có chú ý đến giá trị thời gian của tiền, chi phí dự phòng… cũng là yếu tố rất quan trọng trong quyết định bỏ vốn đầu tư.

Các khoản tài chính dài hạn phải trang trải đủ các chi phí đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động cần thiết cho việc vận hành bình thường. Các khoản tài chính có thể huy động dưới dạng vốn cổ phần và vốn vay dài hạn. Việc giải quyết nhu cầu của dự án không những quyết định khả năng sinh lợi trong tương lai mà cả những cân đối thu chi của nó. Bởi vậy, trong quá trình đánh giá dự án, cơ cấu vốn do chủ đầu tư dự tính sẽ được xét một cách chặt chẽ trên cơ sở xét đoán khả năng sinh lợi trong tương lai của doanh nghiệp.

Việc xác định đúng lượng vốn cần thiết cho một vòng đời của dự án là chưa đủ nếu không xem xét đến tiến độ bỏ vốn. Tiến độ bỏ vốn được căn cứ theo tiến độ triển khai đầu tư dự án, các điều kiện về tạm ứng vốn hoặc thanh toán khối lượng trong các hợp đồng giao nhận thầu cũng như khả năng tham gia của các nguồn vốn đầu tư vào dự án.

1.2.5.2 Thẩm định khả năng huy động nguồn tài trợ.

Ngân hàng cần phải thẩm định khả năng huy động vốn từ những nguồn khác nhau, từ đó xác định nhu cấu vay vốn ngân hàng có phù hợp và cân bằng với cơ cấu vốn, đảm bảo khả năng chi trả và khả năng sử dụng vốn hiệu quả của dự án.

Các nguồn tài trợ cho dự án có thể là vốn chủ sở hữu, nợ và leasing. Vì vốn đầu tư phải được thực hiện theo tiến độ ghi trong dự án vừa để đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc chung của dự án, vừa tránh ứ đọng vốn nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà cả thời điểm nhận được tài trợ. Tiếp đó phải so sánh nhu cầu với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật, lao động để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án.

Nguồn tài trợ cho dự án đầu tư bằng vốn tự có như: phát hành cổ phiếu, các khoản thặng dư vốn (là khoản chênh lệch giữa giá thị trường của cổ phiếu thường với mệnh giá của nó ở thời điểm phát hành), thu nhập dữ lại…Tài trợ cho dự án bằng nợ như: Phát hành trái phiếu, nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại,… Và tài trợ dự án bằng hình thức leasing, là hình thức tài trợ thông qua thuê hay cho thuê các loại tài sản.

1.2.5.3 Thẩm định dòng tiền (dòng ngân lưu) của dự án

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, từ đó dẫn đến tối đa hóa giá trị cho các chủ sỏ hữu của nó. Có nhiều cách thức để gia tăng giá trị doanh nghiệp trên bước đường tối đa hóa như: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định hoạt động … Và muốn định giá được chính xác giá trị doanh nghiệp thì cần phải xác định chính xác dòng tiền do doanh nghiệp tạo ra trong tương lai. Vậy các

khoản tiền ròng sẽ được đua về hiện tại thông qua một mức chiết khấu hợp lý để xác định giá trị hiên tại hay giá trị của doanh nghiệp.

Vậy, dòng tiền của dự án là gì, dòng tiền được hiểu là các khoản thu và chi được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án. Và nếu chúng ta lấy toàn bộ khoản tiền thu được trừ đi khoản tiền chi ra thì chúng ta xác định được dòng tiền ròng tại các mốc thời gian khác nhau. Dòng tiền ròng chính là cơ sở định giá doanh nghiệp, xác định giá của cổ phiếu hay trái phiếu và giá tri hiện tai của dự án.

Dòng tiền có giá trị về thời gian nên chúng ta không thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốc để so sánh dựa trên một tỷ lệ chiết khấu nhất định, là cơ sở để chúng ta tính NPV của dự án.

Việc xác định dòng tiền của dự án lại dựa trên Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiến tệ. Từ các bảng này chúng ta sẽ xác định được dòng tiền của dự án theo bảng mẫu sau:

Các chỉ tiêu Năm

Doanh thu 0 1 … n

chi phí

Thu nhập trước khấu hao và lãi vay Khấu hao

Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) Lãi vay

Thu nhập trước thuế Thuế thu nhập

Lợi nhuận sau thuế (dòng tiền)

Khi xem xét, thẩm định xác định dòng tiền của dự án chúng ta cần chú ý xem xét một số nội dung như:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w