Giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 79 - 91)

III DOANH THU BÁN HÀNG 70380

2.2.1Giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định.

8280000000 11040000000 11040000000 11040000000 11040000000 11040000000 11040000000 11040000000 92598000000 IVChi phí sản xuất kinh doanhĐồng686132776278937751081093734515110937345151 9761622764 9761622764 10211726764 10211726764 10211726764 8678821

2.2.1Giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định.

Công tác thẩm định có chất lượng cao tất nhiên không chỉ thể hiện ở khâu thẩm định tài chính. Tất cả các khâu thẩm định đều phải được tiến hành nghiêm túc và được đặt trong một quy trình hợp lý, để kết quả của các khâu hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, mục đích của một bản thẩm định là đưa ra được đánh giá về dự án, mà kết quả của khâu thẩm định tài chính lại thể hiện rõ nhất tính hiệu quả hay không của dự án. Vì vậy ta phải chú trọng quan tâm nhất tới việc nâng cao chất lượng của khâu thẩm định tài chính.

Để hỗ trợ cho cán bộ thẩm định, Ngân hàng có thể xây dựng những quy trình, phương pháp thẩm định tài chính cụ thể cho các dự án phân theo một số nhóm ngành nghề chính hay theo các thời hạn khác nhau, hoặc ít nhất cũng là

những lưu ý, khuyến nghị, những điểm cán bộ thẩm định cần tránh hay cần chú trọng đối với những dự án có đặc điểm, điều kiện khác nhau.

Nhưng dù sao thì yêu cầu đầu tiên cần đảm bảo là phải thẩm định đầy đủ mọi nội dung, bao gồm: thẩm định kế hoạch đầu tư vốn; thẩm định nguồn tài trợ; thẩm định các bảng dự trù doanh thu – chi phí và dòng tiền của dự án; thẩm định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án và thẩm định độ rủi ro, khả năng trả nợ của dự án. Tuy nhiên trong từng nội dung, ta lại phải tìm ra những giải pháp sao cho những nội dung ấy được thẩm định không mang tính hình thức, phải khoa học, chính xác và đáp ứng được mục tiêu chung.

2.2.1.1 Phải thẩm định tính đầy đủ của vốn đầu tư.

Trước hết, Ngân hàng phải kiểm tra sự đầy đủ từng bộ phận trong tổng vốn đầu tư, bao gồm:

- Vốn đầu tư cho tài sản cố định. Trong tổng vốn đầu tư, đây là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn nhất. Ngân hàng cần căn cứ vào bản thiết kế công trình để xem xét sự đầy đủ của các hạng mục, các thiết bị về cả số lượng và đơn giá (có thể tham khảo cả giá thị trường và đơn giá theo quy định của Nhà nước). Với những công trình, máy móc tận dụng lại mà chủ đầu tư vẫn đưa vào tính như vốn đầu tư, Ngân hàng cần xem xét về giá trị còn lại trên sổ sách, giá trị sau khi đánh giá lại xem có hợp lý không.

- Vốn lưu động ròng. - Vốn dự phòng.

- Vốn tài trợ cho những chi phí khác: một bộ phận chi phí rất hay bị bỏ qua trong quá trình dự toán vốn đầu tư là lãi vay phải trả trong thời gian thi công. Với những dự án được tài trợ nhiều từ nguồn vốn vay, thời gian thi công lại dài thì bộ phận chi phí này không phải nhỏ và ta cũng phải đưa vào tính toán.

Chủ đầu tư thường hay rút tổng vốn đầu tư xuống để dễ dàng hơn khi đi vay, vì vậy Ngân hàng không nên quá căn cứ vào những gì chủ đầu tư giải trình. Ngân hàng phải căn cứ vào bản thiết kế và tuỳ lĩnh vực đầu tư mà xem xét sự cân đối giữa từng bộ phận vốn để tính toán chính xác hơn tổng vốn đầu tư. Sự thận trọng này sẽ giúp Ngân hàng tránh được trường hợp khi thực hiện, dự án bị thiếu vốn, lúc đó Ngân hàng lại phải cho vay thêm để cứu vãn dự án khỏi bị đình trệ.

2.2.1.2 Xem xét, đánh giá nguồn tài trợ

Trước hết, ngân hàng cần xem xét về cơ cấu nguồn tài trợ, xem vốn vay chiếm bao nhiêu phần trăm, trong bộ phận vốn vay thì từng nguồn chiếm bao nhiêu phần trăm. Ngân hàng vẫn thường được khuyến nghị là nên tránh những dự án mà vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng quá thấp. Ta đều biết rằng chủ đầu tư thì luôn muốn tiến hành đầu tư bằng vốn vay càng nhiều càng tốt do tác dụng của đòn bẩy tài chính. Nhưng vốn chủ sở hữu càng ít thì về phía ngân hàng rủi ro lại càng lớn. Rủi ro phải kể đến đầu tiên là rủi ro về mặt đạo đức. Sau đó, nếu dự án đổ bể, dù chủ nợ có quyền thụ hưởng tài sản đầu tiên nhưng phải phân chia giữa nhiều chủ nợ thì phần thu hồi được của Ngân hàng cũng không đáng bao nhiêu.

Một lưu ý nữa là sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương cần xem xét về điều kiện của từng nguồn vốn vay, nhất là về lãi suất, thời hạn trả, từ đó đưa ra đánh giá liệu dự án có chịu gánh nặng về trả nợ hay không. Vấn đề này Ngân hàng rất ít khi quan tâm. Hai nguồn trả nợ chính của dự án là lợi nhuận sau thuế và khấu hao, nhưng hai nguồn này là để trả cho tất cả các chủ nợ. Vì vậy nếu Ngân hàng không xem xét tới điều kiện của từng nguồn vốn vay thì khó đánh giá được khả năng trả nợ của dự án nói chung và trả nợ cho ngân hàng mình nói riêng.

2.2.1.3 Nâng cao độ chính xác khi dự đoán các yếu tố doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án.

Đây là khâu khó nhất vì có rất nhiều yếu tố phải dự đoán như chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền của dự án. Những yếu tố này không phải chỉ được dự đoán trong thời gian gần mà là cho suốt cả đời dự án. Tuy vậy, nó lại chính là những số liệu để lượng hoá về tính hiệu quả của dự án nên đòi hỏi phải có độ chính xác cao.

Để đánh giá được toàn diện về dự án thì dù thời hạn cho vay của Ngân hàng có kéo dài tới cuối đời dự án hay không, Ngân hàng vẫn cần phải xem xét dự án trong cả đời dự án, khi đó việc kết luận về hiệu quả dự án mới có ý nghĩa. Tất nhiên nếu thời hạn cho vay ngắn hơn đời dự án thì Ngân hàng sẽ chú trọng hơn tới dự án trong thời hạn cho vay, nhưng việc nhìn nhận tổng thể về toàn bộ dự án vẫn là điều cần thiết.

Ngân hàng phải phân tích kỹ thị trường đầu vào để ước lượng các khoản chi phí nguyên nhiên vật liệu. Có nhiều dự án mà đầu vào là các nguyên nhiên liệu phải nhập ngoại, hay nguồn cung cấp không ổn định, giá cả biến động bất thường, khi đó Ngân hàng phải thận trọng để tính toán giá thành được chính xác.

Để xác định được doanh thu, ba yếu tố quan trọng phải dự đoán là công suất thực hiện, mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Muốn dự đoán được công suất thực hiện thì khâu thẩm định kỹ thuật phải chính xác. Ngân hàng cần xem xét mức độ phù hợp của công nghệ và trang thiết bị về mức độ hiện đại, số lượng, chủng loại, danh mục, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất... từ đó đánh giá công suất thực hiện của dự án. Công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ, vì vậy với những dự án phức tạp Ngân hàng có thể thuê chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực để đưa ra nhận xét chính xác.

Muốn dự đoán được mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm thì khâu thẩm định thị trường lại phải chính xác. Ngân hàng có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu điểm mạnh yếu, cơ hội và những rủi ro của doanh nghiệp, của sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm, tiến hành định vị sản phẩm trên thị trường, đồng thời áp dụng các mô hình thống kê, kinh tế lượng để xác định mức tiêu thụ và giá bán. Trong phần này, Ngân hàng cũng nên tham khảo những dự báo về tình hình kinh tế, tình hình thị trường.

Xác định các khoản thuế phải nộp cũng là nội dung quan trọng. Cần xem xét các hình thức thuế cung như các phương pháp tính thuế như thuế giá trị gia tăng, hay thuế thu nhập doanh nghệp. Về bản chất thuế GTGT là thuế gián thu, nó đánh vào người tiêu dùng chứ không ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó không phải thu nhập cũng không phải chi phí của dự án. Vì vậy khi xác định doanh thu, chi phí của dự án, Ngân hàng nên tính phần thuế gián thu này và tách nó ra khỏi dòng doanh thu, chi phí. Ngân hàng cần quan tâm xem phương pháp tính thuế GTGT là trực tiếp hay khấu trừ để xác định được chính xác.

Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đã được áp dụng từ ngày 1/1/1999 thay cho thuế lợi tức. Mỗi doanh nghiệp thuộc những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau lại được áp dụng những mức thuế suất khác nhau nhưng mức thuế suất phổ biến nhất hiện nay là 25%. Cũng theo quy định thì khoản lợi nhuận trước thuế âm của năm trước được khấu trừ vào lợi nhuận trước thuế của năm sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngân hàng rất hay bỏ qua yếu tố này. Ngoài ra, có nhiều dự án được hưởng ưu đãi về thuế, được miễn hay giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu, Ngân hàng cũng phải tính thuế theo mức miễn giảm để đảm bảo sự chính xác của dòng tiền.

Tất cả các dự đoán của Ngân hàng trên đây dù có chính xác cũng không đảm bảo Ngân hàng có thể đưa ra kết luận chính xác về tính hiệu quả của dự án nếu Ngân hàng không sử dụng được đúng những chỉ tiêu phù hợp để phản ánh. Ta đều biết có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án, nhưng không phải chỉ tiêu nào cũng hữu hiệu trong mọi trường hợp.

Chỉ tiêu NPV được sử dụng rất rộng rãi. Nó đo lường trực tiếp phần lợi nhuận mà dự án đóng góp vào tài sản của cổ đông. Tuy nhiên nó phụ thuộc nhiều vào tỉ lệ chiết khấu mà ta chọn và về dài hạn nó có khá nhiều sai lệch. Vì vậy khi dùng chỉ tiêu này, Ngân hàng nên tính với nhiều mức lãi suất chiết khấu khác nhau và với những dự án dài hạn thì nên sử dụng kết hợp với những phương pháp IRR, thời gian hoàn vốn...

Chỉ tiêu IRR đo lường tỉ lệ hoàn vốn của dự án, nó cũng cho biết tỉ lệ tăng trưởng của dự án. Chỉ tiêu này rất được chú ý với những dự án dài hạn. Nhưng Ngân hàng phải lưu ý rằng khi sử dụng chỉ tiêu này để xếp hạng những dự án có quy mô khác nhau thì rất dễ không chính xác vì những nhược điểm của nó. Ngoài ra, khi tính ra được kết quả IRR, Ngân hàng phải đánh giá nó dựa trên sự so sánh với những dự án cùng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, có sự tương đồng về thời hạn và quy mô chứ không chỉ đơn thuần so sánh nó với lãi suất cho vay của mình như Ngân hàng vẫn thường làm hiện nay.

Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn thì chắc chắn phải là thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Đây cũng là chỉ tiêu rất được chú ý khi xem xét những dự án dài hạn, nó cho phép đo lường mức độ rủi ro của dự án. Đặc biệt với những dự án mà các nguồn tài trợ có giới hạn về thời gian thì Ngân hàng phải tính chỉ tiêu này để xem dự án có đảm bảo tiến độ hoàn trả nợ hay không.

Với những dự án mà mức tiêu thụ khó dự đoán như những dự án tạo ra sản phẩm mới hay thâm nhập vào những thị trường mới thì Ngân hàng nên xét tới

đạt tới để có lợi nhuận. Ngân hàng có thể so sánh chỉ tiêu này với công suất dự kiến hay mức tiêu thụ dự kiến, vừa để đánh giá khả năng sinh lợi của dự án, vừa để làm căn cứ yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp cải tiến tăng năng suất hay thúc đẩy hoạt động marketing để đảm bảo khả năng sinh lợi cao.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng có thể tính các chỉ tiêu PI, MIRR, tỉ lệ lợi ích chi phí -BCR. Nói chung, với bất cứ dự án nào Ngân hàng cũng nên tính một số chỉ tiêu phù hợp nhất để chúng bổ sung, khắc phục nhược điểm lẫn nhau, từ đó Ngân hàng tổng hợp lại và đưa ra kết luận chính xác nhất.

Trong khi tính các chỉ tiêu NPV, PI, PP, BCR, ta đều phải chọn một lãi suất chiết khấu. Việc chọn lãi suất chiết khấu cũng khá quan trọng, nó ảnh hưởng lớn tới kết quả của các chỉ tiêu trên. Thế nhưng Ngân hàng lại thường chọn luôn lãi suất cho vay của mình làm lãi suất chiết khấu là không chính xác mà ngân hàng nên lấy lãi suất bình quân gia quyền của các nguồn vốn vay (với những dự án được tài trợ từ nhiều nguồn vốn vay khác nhau). Tuy nhiên cũng có trường hợp chủ đầu tư và Ngân hàng xem xét dự án với đòi hỏi không chỉ dự án đó hoà vốn mà phải đạt một tỉ lệ sinh lời tối thiểu nào đó. Khi đó Ngân hàng lại có thể chọn tỉ lệ lợi tức yêu cầu làm lãi suất chiết khấu. Nhưng tốt nhất khi tính những chỉ tiêu phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu thì Ngân hàng nên tính theo một vài mức lãi suất chiết khấu khác nhau.

2.2.1.5 Thẩm định độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án cần chi tiết hơn.

Về thẩm định độ rủi ro của dự án: Như đã trình bày, mọi yếu tố mà ta tính toán đều là dự đoán. Tình hình kinh tế, tình hình thị trường, các yếu tố đầu vào... lại thường xuyên thay đổi, vì vậy có thể nói dự án nào cũng có những rủi ro nhất định. Việc thẩm định độ rủi ro của dự án cần được Ngân hàng coi trọng hơn nữa. Phương pháp đơn giản nhất là phân tích độ nhạy. Ngân hàng cần tính toán sự thay đổi của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính khi công suất thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện, mức tiêu thụ, giá bán sản phẩm... thay đổi 5%, 10% hay 20%. Kết quả của phương pháp này không chỉ để Ngân hàng đánh giá xem độ rủi ro của dự án có nằm trong khả năng chấp nhận của Ngân hàng hay không để ra quyết định từ chối hay đồng ý dự án, mà ngay cả trong trường hợp độ rủi ro là chấp nhận được Ngân hàng cũng cần đàm phán với chủ đầu tư để tìm ra giải pháp quản lý những nhân tố gây ra rủi ro. Có làm được việc đó thì khâu thẩm định này mới mang ý nghĩa thực sự.

Về thẩm định khả năng trả nợ: Ngân hàng cần lưu ý rằng tuy lợi nhuận sau thuế và khấu hao là hai nguồn trả nợ chính cho Ngân hàng nhưng chủ đầu tư không thể dùng toàn bộ hai nguồn đó để trả hết cho Ngân hàng, nhất là với những dự án được tài trợ từ nhiều nguồn vốn vay khác nhau. Ngân hàng cần xem xét cụ thể nợ chung phải trả của dự án, nợ phải trả cho riêng Ngân hàng và cân đối với nguồn trả nợ hàng năm.

Nguồn trả nợ hàng năm = % lợi nhuận sau thuế + khấu hao Lợi nhuận sau thuế hàng năm chỉ có thể trích khoảng 50 - 60% để trả nợ.

Một lưu ý nữa là với những năm có lợi nhuận sau thuế âm, chủ đầu tư có nhiều cách để tài trợ cho phần âm này như nợ nhà cung cấp, nợ lương, nợ thuế... nhưng một cách rất hay được sử dụng là không trích đủ khấu hao. Như vậy những năm có lợi nhuận sau thuế âm thì thậm chí phần khấu hao cũng không được đảm bảo để trả nợ. Ngoài ra, với những năm nguồn trả nợ nhỏ hơn nợ phải trả thì Ngân hàng phải yêu cầu chủ đầu tư giải trình thêm những nguồn khác có thể sử dụng để trả nợ cho Ngân hàng.

2.2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết và phẩm chất đạo đức cho cán bộ thẩm định.

Nhân tố con người đã được đánh giá là quan trọng nhất vì xét cho cùng, họ chính là người tiếp xúc với dự án, thu thập xử lí thông tin, xây dựng những

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 79 - 91)