III -Một số kiến nghị
1. Kiến nghị đối với chính phủ.
Chính phủ đóng vai trị đặc biệt quan trọng để TMĐT cũng như hoạt động của ngân hàng điện tử đi vào cuộc sống - thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng pháp lý, triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như ban hành các chính sách phát triển một cách hợp lý.
1.1. Về khung pháp lý.
Chính phủ phải tạo ra một mơi trường tin cậy và an tồn cho các giao dịch thơng qua việc thừa nhận tính chất pháp lý của các giao dịch TMĐT (hoá đơn chứng từ, thuế...); cung cấp các dịch vụ xác nhập - CA; và xây dựng các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn.
Ban hành văn bản pháp quy về thanh tốn điện tử
Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc sửa đổi một số điều luật liên quan đến luật thương mại, luật Ngân hàng và các luật liên quan khác để điều chỉnh các mối quan hệ trong việc giao dịch và thanh toán điện tử.
Đối tượng tham gia: cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội, các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng, ngân hàng Nhà nước, cơ quan xác nhận và công chứng chữ ký điện tử.
Phạm vi: về tiền tệ (VNĐ và ngoại tệ, tiền mặt hoặc tiền điện tử); Về phạm vi thanh toán (hàng hoá và dịch vụ, ở trong nước hoặc với nước ngoài); về chứng từ (giấy hoặc điện tử); về dữ liệu (chuyển giao, bảo mật, lưu trữ, khôi phục dữ liệu); xác nhận điện tử; chữ ký điện tử.
Các điều kiện pháp lý và kỹ thuật liên quan đến các đối tượng tham gia các hệ thống thanh toán điện tử:
Vấn đề tổ chức thanh tốn, các loại phí... quản lý thanh tốn, báo cáo thống kê, cạnh tranh lành mạnh, tranh chấp và xử lý.
Vấn đề miễn giảm thuế VAT, thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, đơn giản hoá các thủ tục xác định giá trị tài sản vơ hình là các giải pháp kỹ thuật hoặc phần mềm máy tính, chế đơ trích khấu hao và sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý đối với các thiết bị và phần mềm máy tính..., thừa nhận và có chính sách miễn thuế với nguồn vốn tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng thanh tốn điện tử và cơng nghệ;
Để triển khai, Chính phủ cần sớm có văn bản giao trách nhiệm cho ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng hệ thống các văn bản và hướng dẫn liên quan.
Tổ chức xác nhận và công chứng chữ ký điện tử (CA):
Nhà nước cần sớm thành lập Trung tâm xác nhận (CA) chữ ký điện tử. Trước mắt giao cho Bọ công an, Bộ thương mại, ngân hàng Nhà nước phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu dự án thử nghiệm kỹ thuật, thành lập Trung tâm cấp xác nhận cho các giao dịch TMĐT và thanh toán điện tử (phối hợp với cơ quan cấp CA quốc tế). Thực hiện việc công chứng chữ ký điện tử và xác nhận đối với các giao dịch TMĐT. Cụ thể, cần có các quy định về.
Phạm vi hiệu lực của chữ ký điện tử
Thừa nhận tính trung thực và khơng giả mạo của tài liệu.
Các thừa nhận liên quan tới người ký phát chữ ký điện tử.
Các tiêu chuẩn dành cho các tổ chức xác nhận, việc uỷ quyền, quy trình và hệ thống chấp nhận.
Xử lý chữ ký điện tử trong các giao dịch quốc tế.
1.2. Về chính sách ưu đãi đối với sự phát triển cơng nghệ thơng tin.
Chính phủ cần có chính sách ưu đãi để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát triển TMĐT và internet. Nội dung chủ yếu của các chính sách này như sau:
+ Chính phủ đi đầu trong việc ứng dụng TMĐT để quản lý tốt cơng việc của mình, đó là e - government.
+ Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tối đa hố về các lợi ích kinh tế - xã hội cho mọi người bán.
+ Thường xuyên đưa các thông tin và cách khai thác TMĐT phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội.
+ Đảm bảo kỹ thuật và giảm cước viễn thơng, phí truy cập. Xây dựng hệ thống phân phối với cước phí vận chuyển thấp.
+ Phổ cập hố Internet thơng qua các chương trình đào tạo cấp phổ thông trung học và đại học (miễn phí truy cập) và các chương trình hỗ trợ các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
+ Khuyến khích việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng TMĐT.
+ Ưu đãi thuế đối với các đơn vị tham gia các chương trình TMĐT và kinh doanh CNTT.
+ Tự do hoá ngành công nghiệp truyền thông, tránh độc quyền của 1 doanh nghiệp nhằm đảm bảo các điều kiện kỹ thuật và tương quan giá cả hợp lý so với các nước trong khu vực. Tách dịch vụ Bưu chính ra khỏi viễn thơng;