4. Mô hình thanh toán của ngân hàng điện tử.
4.2 Mô hình thanh toán BIPS.
BIPS (Bank Internet Payment system) là sản phẩm của tập đoàn công nghệ và dịch vụ tài chính viết tắt là FSTC (Financial Services Technology Consortium) thành viên ban đầu bao gồm các ngân hàng lớn (Citibank, Mellonbank, Glenview State bank) và các tổ chức phát triển công nghệ hàng đầu thế giới (Compaq, GlobeSet, NCR..), đây được coi là mô hình thanh toán tốt nhất dành cho hệ thống ngân hàng hiện nay, mô hình này được giới thiệu vào tháng 10 năm 1998 và được các ngân hàng trong tập đoàn sử dụng rất thành công.
Tổng quan hệ thống :
Như đã trình bày ở phần trên, nhược điểm của hệ thống thanh toán tiền điện tử là phải có sự đồng bộ trong công nghệ thanh toán của các ngân hàng, một ngân hàng cho phép thanh toán trên mạng, tuy nhiên nó lại gặp khó khăn là các ngân hàng khác chưa cho phép thanh toán trực tuyến thông qua mạng
Internet, sự ra đời của hệ thống thanh toán mạng ngân hàng BIPS đã khắc phục được nhược điểm trên, nó cho phép tận dụng tối đa hệ thống thanh toán hiện thời của ngân hàng.
BIPS cung cấp cho khách hàng của ngân hàng một cách tiếp cận đơn giản, an toàn và hiệu quả với hệ thống thanh toán hiện thời thông qua mạng Internet, BIPS bao gồm các bộ phận cần thiết để tiếp nhận và xử lý thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng cũng như giữa các ngân hàng với nhau thông qua hệ thống thanh toán hiện thời, quá trình thanh toán thương mại điện tử theo BIPS được thực hiện như sau :
Người mua nối mạng vào trang Web của người bán để mua hàng, sau khi chọn hàng (bấm chọn mặt hàng trên trang Web), hoá đơn thanh toán hiện ra, yêu cầu khách hàng chọn lựa phương thức thanh toán theo BIPS và điền vào những thông tin cần thiết như số lượng hàng cần mua, số tài khoản, địa điểm giao hàng..v..v. sau đó gửi hoá đơn kèm theo chữ ký điện tử (đã được mã hóa) đến ngân hàng của mình yêu cầu thanh toán. (Khi người mua chon phương thức thanh toán qua BIPS hoá đơn tự động thêm thông tin về ngân hàng của người bán và số tài khoản của người bán tại ngân hàng này).
Nhận được hoá đơn yêu cầu thanh toán của người mua, BIPS kiểm tra chữ ký điện tử của khách hàng, nếu đúng là khách hàng của mình, ngân hàng tiếp tục kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán, nếu đủ tiền để thanh toán, BIPS tự động lựa chọn kênh thanh toán thích hợp (chuyển tiền, thanh toán bù trừ qua mạng SWIFT hay trực tiếp qua mạng Internet) để thanh toán với ngân hàng của người bán, sau đó, BIPS gửi thông báo cho khách hàng là quá trình thanh toán đã được thực hiện, ngân hàng người bán ghi có vào tài khoản của người bán rồi gửi giấy báo có cho người bán để người bán thực hiện chuyển hàng cho người mua.
Toàn bộ quá trình thanh toán trực tuyến qua ngân hàng được mô tả như hình 5.
Hình 5: Mô hình thanh toán thương mại điện tử theo BIPS.
1. Người mua yêu cầu mua hàng, thông báo là sẽ thanh toán qua ngân hàng.
2. Người bán trình hoá đơn kèm theo số tài khoản tại ngân hàng người bán.
3. Người mua trình hoá đơn cho ngân hàng của mình yêu cầu thanh toán.
4. BIPS thanh toán với ngân hàng người bán thông qua hệ thống thanh toán hiện thời.
5. NH người bán báo có cho người bán để người bán thực hiện chuyển hàng. Ngân hàng của người mua Ngân hàng của người bán Người mua (Consume Người bán Hệ thống thanh toán hiện thời : Mạng, bù trừ, Interne t Interne t 4 3 2 1 5
Nhìn chung các giao dịch (thanh toán, chuyển khoản, ..) giữa các khách hàng và ngân hàng (BIPS) được thực hiện qua các bước sau :
ưu điểm của hệ thống BIPS : BIPS mang lại rất nhiều ưu điểm cho khách hàng và cho cả bản thân ngân hàng và đối với bản thân ngân hàng nhà nước Việt Nam, tuy nhiên, có thể tóm tắt một số lợi ích sau :
ưu điểm lớn nhất là có thể sử dụng được hệ thống thanh toán hiện thời, BIPS kết nối với các hệ thống thanh toán như thanh toán bù trừ qua ngân hàng nhà nước, thanh toán qua mạng SWIFT.. cho phép khách
Hệ thống xử lý thanh toán (NH, NHNN) Khách hàng của BIPS Nhận thông báo đã thực hiện thanh BIPS Ngân hàng của người mua 3-Tiếp nhận và xử lý yêu cầu thanh
toán 4-Kiểm tra tính hợp lệ (chữ ký điện tử, xác nhận của khách hàng). -Kiểm tra tài
khoản.
+ Không hợp lệ : Gửi thông báo cho
K/H. + Hợp lệ, chuyển bước 6. 6- Chọn kênh thanh toán thích hợp, định dạng Người mua Khách hàng của BIPS
1-Soạn yêu cầu thanh toán, ký nhận thanh toán
Gửi hoá đơn yêu cầu thanh toán đến
ngân hàng qua Internet
Nhận thông báo (yêu cầu không hợp
hàng dễ dàng giao dịch với các khách hàng của ngân hàng có hệ thống thanh toán khác với BIPS, đây sẽ còn là ưu điểm lớn nhất của BIPS khi công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng chưa hoàn toàn đồng bộ. An toàn : BIPS thoã mãn được mọi yêu cầu về bảo đảm an toàn của
khách hàng và của ngân hàng, hệ thống đảm bảo an toàn của BIPS gồm có :
- Xác nhận điện tử (digital cetificates) : công cụ để nhận biết khách hàng của ngân hàng.
- Chữ ký điện tử (digital signature) mã khóa cá nhân(provate key ) và mã khoá công cộng (Puplic key): các công cụ này được đính kèm với mọi thông điệp, được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn của thông điệp gửi đi từ phía khách hàng hay ngân hàng. Mỗi thông điệp có một chữ ký điện tử riêng nó phản ánh nội dung của thông điệp và được mã hoá. Bất cứ một sự thay đổi nào trong nội dung của thông điệp đều bị phát hiện.
- Chi phí thấp. Chi phí cho một lần thanh toán rất thấp, khách hàng chỉ phải trả tiền nối mạng, không phải trả tiền dịch vụ thanh toán như đối với một số phương thức thanh toán khác. Chính vì vậy BIPS thoả mãn được các nhu cầu thanh toán vi mô ( micro peyment ) trong thương mại điện tử. Hơn nữa, BIPS không giới hạn mức tiền thanh toán trong mỗi lần giao dịch, khách hàng có thể thanh toán những khoản tiền lớn (macro peyment ) mà vẫn đảm bảo an toàn.
Hiệu quả cao. Quá trình xử lý thanh toán từ việc tiếp nhận thông điệp, lựa chọn kênh thanh toán, thực hiện thanh toán đến phản hồi thông tin khách hàng, tất cả đều được BIPS thực hiện hoàn toàn tự động. Do đó năng suất lao động được nâng cao, bộ máy nhân công gọn nhẹ, tiết
kiệm được nhiều chi phí lao động và chi phí giao dịch trung gian.... Tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận ngân hàng.
Với những ưu điểm trên, sự ra đời của BIPS đã thật sự là một mốc son trong chặng đường phát triển của Ngân hàng điện tử. Rất nhiều ngân hàng trên thế giới hiện đã và đang nghiên cứu và áp dụng mô hình này.