xây lắp tại Công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát.
3.3.2 Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát.
thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát.
♣ Hoàn thiện chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp:
Việc cung cấp nguyên vật liệu, vật tư cho các công trình theo phương thức chuyển thẳng không qua kho của Công ty mà chỉ theo dõi, bảo quản tại kho của công trình. Do đó, việc thất thoát nguyên vật liệu, vật tư là
không thể tránh khỏi. Công ty nên cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình nguyên vật liệu tại các đội.
Nguyên vật liệu sử dụng cho nhập, xuất, sử dụng mỗi công trình thi công là rất lớn và nhiều. Để thuận tiện cho quá trình theo dõi, Công ty nên sử dụng chi tiết tài khoản 621 thành tài khoản cấp 2 sau:
TK6211: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp TK6212: Chi phí nguyên vật liệu chính gián tiếp
Đồng thời, Công ty cần có một khối lượng nguyên vật liệu dữ trữ nhất định trong kho hoặc Công ty tiến hành ký hợp đồng dài hạn với bên cung ứng nguyên vật liệu để tránh tình trạng khi Công ty đẩy nhanh tiến độ thi công mà thiếu nguyên vật liệu ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Với tình hình giá cả biến động như hiện nay, doanh nghiệp nên tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo giá đích danh để đảm bảo phán ánh đúng giá trị nguyên vật liệu thực tế cho từng công trình, tránh tình trạng chi phí nguyên vật liệu đội lên đột ngột ảnh hưởng tới giá thành công trình tăng lên.
♣ Hoàn thiện chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất mặc dù việc này sẽ giúp cho Công ty có thể tránh được sự biến động của giá thành sản phẩm xây lắp khi có phát sinh tiền lương nghỉ phép.
Khi trích trước lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch của lao động trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công Có TK 335: Chi phí phải trả
Khi công nhân nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch, kế toán sẽ ghi bút toán phản ánh khoản tiền lương thực tế phải trả cho người lao động:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Để có sự phân biệt giữa lương của công nhân thuê ngoài và công nhân thuộc danh sách của Công ty nhằm thuận tiện cho việc trích các khoản chi phí theo lương để ban quản lý nắm được tình hình sử dụng lao động trong công ty, Công ty nên lập thêm bảng tổng hợp lương công nhân.
Bảng tổng hợp lương công nhân
Tháng…năm… Tên công trình:……. Đơn vị thi công:……
Loại công nhân Số ngày công Đơn giá Thành tiền
I. Lao động trong danh sách
………….. ……… ……… ……….
II. Lao động thuê ngoài
………… ………… ………… …………..
Cộng
Ngày…tháng….năm Người lập biểu Tổ trưởng ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
♣ Hoàn thiện kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Việc trích khấu hao TSCĐ thì hiện nay là do kế toán đội tự quản lý nhưng mức khấu hao máy lại do kế toán Công ty trích khấu hao hàng tháng.
Chi phí khấu hao MTC được Công ty tính theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp này chưa phán ánh chính xác tình hình hao mòn của MTC mặc dù phương pháp này đơn giản, gọn nhẹ. Công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định theo công thức:
hao năm TSCĐ Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
theo đường thẳng x Hệ số điều chỉnh Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ được quy định như sau:
Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh(lần)
Đến 4 năm (t<= 4 năm) 1,5
Từ 4 đến 6 năm (4< t<= 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t >6 năm) 2,5
Khi khấu hao theo số dư giảm dần < giá trị còn lại/số năm sử dụng còn lại, kế toán tiến hành tính khấu hao đều cho số năm sử dụng còn lại theo giá trị còn lại.
Bên cạnh đó thì Công ty cũng cần tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ góp phần xác định chính xác hơn chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí sửa chữa có thể được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong nhiều kỳ hạch toán. Trong quá trình thi công, thì máy móc thiết bị tham gia hoạt động với cường độ lớn và thường xuyên vì vậy khó có thể tránh khỏi sự hỏng hóc, hư hại trong quá trình thi công nên Công ty cần có một nguồn quỹ để phục vụ sửa chữa máy móc thiết bị.
Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 627, 642, 623…:
Có TK 335 : Chi phí phải trả Khi công việc sửa chữa diễn ra, kế toán ghi:
Nợ TK 241(2413): chi phí sửa chữa TSCĐ Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 627, 642, 623,…: Phần dự toán thiếu
Có TK 241(2413): Giá thành thực tế Nếu trích thừa:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 627, 642, 623….: Phần dự toán thừa
♣ Hoàn thiện kế toán chi phí bảo hành công trình vào chi phí sản xuất chung
Các sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư, thì các chủ thầu vẫn phải chịu trách nhiệm bảo hành công trình trong một thời gian nhất định. Thời gian bảo hành công trình được xác định tùy theo loại và cấp công trình. Do đó việc trích trước chi phí bảo hành công trình là rất quan trọng. Bên cạnh đó, Công ty không tiến hành trích trước khoản này. Đây là một sai sót và cũng là trái với quy định nên công ty cần tiến hành trích trước chi phí bảo hành công trình vào chi phí sản xuất chung trong kỳ. Chi phí bảo hành công trình thường được trích khoảng 5% trên tổng giá thanh toán của công trình. Công ty sử dụng tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” để theo dõi khoản chi phí này và hạch toán theo đúng chế độ
Khi trích trước:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 352: Dự phòng phải trả
Khi phát sinh chi phí sửa chữa, bảo hành công trình: Nợ TK 621, 622, 623,627,:
Nợ TK 133: VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 334….
Cuối kỳ kết chuyển chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621, 622, 623, 627.
Khi sửa chữa bảo hành công trình hoàn thành; Nợ TK 352: Dự phòng phải trả
Nếu số dự phòng phải trả về bảo hành công trình lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chệnh lệch được hạch toán vào TK 711:
Nợ TK 352: Dự phòng phải trả Có TK 711: Thu nhập khác
♣ Hoàn thiện kế toán xử lý thiệt hại trong sản xuất:
Mặc dù, Công ty có đề cập tới khoản mục chi phí thiệt hại này nhưng khoản mục chi phí thiệt hại phá đi làm lại này chưa được theo dõi riêng mà Kế toán công ty vẫn phản ánh khoản mục này vào các tài khoản chi phí và tính vào giá thành công trình. Công ty cần xác định giá trị thiệt hại và quy trách nhiệm bồi thường vật chất đối với các đội và từng cá nhân cụ thể để tăng cường kỷ luật trong kinh doanh.
Khi phát sinh chi phí phá đi làm lại, kế toán ghi: Nợ TK 621, 622, 627…
Có TK 111, 112, 334…. Khi công việc hoàn thành:
Nợ TK 138(1381): Giá trị thiệt hại Có TK 621, 622, 627….
Xử lý thiệt hại phá đi làm lại:
- Nếu thiệt hại do đơn vị xây lắp gây ra:
Nợ TK 111, 112,152….: Giá trị phế liệu thu hồi Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn công trình Nợ TK138(8): Giá trị tổ chức, cá nhân bồi thường Nợ TK 811: tính vào chi phí khác của doanh nghiệp Có TK 138(1): Xử lý thiệt hại
- Nếu thiệt hại do chủ đầu tư và chịu bồi thường: Nợ TK 111, 112,…: Giá trị phế liệu thu hồi Nợ TK 131: Giá trị chủ đầu tư bồi thường Có TK 138(1): Xử lý giá trị thiệt hại
Đối tượng tính giá thành của Công ty chủ yếu là các công trình, đối với các công trình lớn gồm nhiều hạng mục thi công thì đối tượng tính giá thành là chưa hợp lý, Công ty cần chi tiết đối tượng tính giá thành theo các hạng mục công trình nhằm chi tiết thông tin về chi phí giá thành được cụ thể và kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin chính xác cho các nhà quản trị.
Để phản ánh giá trị phế liệu thu hồi, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,….: Giá trị phế liệu thu hồi Có TK 333: VAT nếu có
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Kế toán ghi nhận đầy đủ các khoản phế liệu thu hồi và ghi giảm giá thành công trình hoàn thành:
Giá thành CT hoàn thành = DDĐK + PSTK - DDCK - Giá trị phế liệu thu hồi
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần nhôm kính
Việt Phát, em thấy, công tác kế toán của Công ty thực hiện tương đối đầy đủ và chấp hành tốt chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Bên cạnh đó, thì Công ty không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học, chính xác và tính giá thành sản phẩm đúng, đủ sẽ góp phần đáng kể trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực hiện có của Công ty. Giúp các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn cho chiến lược phát triển Công ty. Nhận thức được điều đó, Công ty luôn cố gắng khắc phục những thiếu sót còn tồn tại. Và em cũng mạnh dạn nêu lên ý kiến nhận xét và một số giải pháp để công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty càng hoàn thiện hơn: Về công tác tổ cức bộ máy kế toán, về luân chuyển chứng từ, sổ sách của Công ty, về chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí MTC, ….
Trong quá trình nghiên cứu và viết chuyên đề thực tập chuyên nghành, em đã có dịp cọ sát thực tế và hiểu sâu hơn về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Tuy thời gian thực tập có hạn, nhưng qua quá trình thực tập đã đem lại cho em những kinh nghiệm thực tế, những kỹ năng làm việc….Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, nhận xét của các anh chị trong phòng kế toán , đặc biệt là của cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.S Lê Kim Ngọc và các anh, chị trong phòng kế toán tài chính của Công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát đã giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU:
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu khác
Bảng 2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng Bảng 2.2: Giấy đề nghị tạm ứng Bảng 2.3: Phiếu chi tiền
Bảng 2.4, 2.11,2.17,2.22: Sổ nhật ký chung Bảng 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 621
Bảng 2.6: Sổ cái tài khoản 621 Bảng 2.7: Bảng chấm công
Bảng 2.8: Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành Bảng 2.9: Bảng thanh toán lương thuê ngoài
Bảng 2.10: Bảng thanh toán lương CBNV Bảng 2.12: Sổ chi tiết tài khoản 622
Bảng 2.13: Sổ cái tài khoản 622
Bảng 2.14: Phiếu theo dõi máy thi công Bảng 2.15: Nhật trình xe máy
Bảng 2.16: Bảng trích khấu hao TSCĐ Bảng 2.18: Sổ chi tiết tài khoản 623 Bảng 2.19: Sổ cái tài khoản 623
Bảng 2.20: Bảng kê công cụ, dụng cụ xuất dùng
Bảng 2.21: bảng kê hóa đơn GTGT hàng hóa dịch vụ mua vào Bảng 2.23: Sổ chi tiết tài khoản 627
Bảng 2.24: Sổ cái tài khoản 627 Bảng 2.25: Sổ chi tiết tài khoản 154 Bảng 2.26: Sổ cái tài khoản 154
Bảng 2.27: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất thực tế
Bảng 2.28: Bảng kê chi phí sản xuất dở dang thực tế cuối kỳ Bảng 2.29: Bảng tổng hợp chi phí dở dang thực tế cuối kỳ Bảng 2.30: Thẻ tính giá thành sản phẩm
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn HĐQT: Hội đồng quản trị TSCĐ: Tài sản cố định CCDC: Công cụ dụng cụ BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: Kinh phí công đoàn GTGT: Giá trị gia tăng SXKD: Sản xuất kinh doanh DN: Doanh nghiệp
TK: Tài khoản
NTGS: Ngày tháng ghi sổ SH: Số hiệu
NT: Ngày tháng
SHTK: Số hiệu tài khoản CT: Công trình
KC: Kết chuyển
CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC: Chi phí sản xuất chung CPMTC: Chi phí máy thi công CBCNV: Cán bộ công nhân viên NCTT: Nhân công trực tiếp KH: Khấu hao
MTC: Máy thi công DDĐK: Dở dang đầu kỳ DDCK: Dở dang cuối kỳ PSTK: Phát sinh trong kỳ KL: Khối lượng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 03 năm 2006.
2. Tạp chí kế toán
3. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp- NXB Đại học kinh tế Quốc dân- 2006
4. Hệ thống kế toán doanh nghiệp- NXB Tài chính – 2005
5. Tài liệu do phòng Kế toán tài chính, phòng kế hoạch- kỹ thuật…. của Công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát cung cấp. 6. Kế toán xây dựng cơ bản- NXB Giao thông vận tải, Hà Nội-
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU: ...