Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Kế toán CPSX và tính GTSP xây lắp tại công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát (Trang 34 - 41)

112 1.504.935.000 7/7/2008VT13/7 Mua kính dán cho CT

2.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của công trình khoảng tù 10-14% tổng chi phí. Chi phí nhân công trực tiếp phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp, bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp của công nhân

trực tiếp sản xuất do doanh nghiệp quản lý và công nhân thuê ngoài. Khoản mục này không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.

Nguyên tắc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: CPNCTT phát sinh cho công trình, hạng mục công trình nào thì được kế toán tập hợp và hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó.

Chi phí nhân công trực tiếp của công ty được phản ánh trên TK622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình và có kết cấu như sau:

Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh.

Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.

Công nhân trực tiếp của công ty hiện nay gồm có công nhân sản xuất trực tiếp thuộc biên chế công ty và lao động thuê ngoài.

Chứng từ liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: - Hợp đồng lao động

- Hợp đồng làm khoán

- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc

-Bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương Và một số chứng từ khác có liên quan

* Đối với công nhân trong danh sách chính thức của công ty( nhân viên trực tiếp sản xuất trong biên chế): có hai hình thức trả lương: hình thức trả lương theo thời gian lao động và trả lương theo sản phẩm.

Hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu được áp dụng đối với công nhân làm các công việc thường nhật tại các công trường. Thời gian lao động của công nhân được theo dõi trên bảng chấm công và nhật trình công việc. Đội trưởng các công trình chịu trách nhiệm quản lý các ngày công làm việc, chất lượng công việc của công nhân trên công trường. Tiền lương phải trả được tính theo công thức:

lương

phải trả bình quân ngày trong tháng

Trong đó:

Tiền lương cơ bản bình

quân ngày =

Lương cơ bản

Số ngày trong tháng(26 ngày) Lương cơ

bản =

Mức lương

tối thiểu x Bậc lương x

Phụ thêm lương

Đây là hình thức trả lương đạt hiệu quả cao, trả lương đảm bảo theo năng lực thực tế của từng lao động. Bên cạnh khoản lương thỏa thuận (Lương cơ bản) mà Xí nghiệp phải trả cho người lao động theo tháng đã ký kết giữa người lao động và Công ty thì tùy vào năng lực thực tế của từng công nhân mà công nhân còn được hưởng lương theo số ngày làm việc thực tế ( Tiền lương phải trả ).

Bảng 2.7:

Công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát Công trường Thùy Dương Plaza

Bộ phận: Lắp dựng

Bảng chấm công

Tháng 7 năm 2008

STT Họ và tên Hệ

số 1 2 29 30 31 Cộng Ghi chú

1 Nguyễn Văn Tiến 1.3 1 1 … 1 1 0 26

2 Tô Văn Nhật 1.25 1 0 … 1 1 0 26

3 Tô Văn Sức 1.25 1 1 … 0 1 0 25

4 Nguyễn Tiến Sơn 1.25 1 1 … 1 0 0 25

.. ……….. … … .. .. … .. … ….

35 Đào Văn Hải 24

36 Nguyễ Hoài Giang 1.00 0 1 … 1 1 0 24

Cộng 720

Ngày 31 tháng 7 năm 2008 Người duyệt Người chấm công Thời gian làm việc được theo dõi qua bảng chấm công do tổ trưởng xác lập và có xác nhận của trưởng đơn vị. Đây chính là cơ sở để kế toán tính lương thời gian.

Hình thức trả lương thứ hai là hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công công trình. Đối với các hạng mục khoán nội bộ đơn vị , Kế toán căn cứ vào Bảng giao khoán, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng đã hoàn thành, lương có thể trả cho từng người hoặc cho một tổ xây dựng.

Tiền lương phải trả =

Khối lượng công việc giao

khoán hoàn thành

x Đơn giá x Hệ số lương

Hệ số lương: là hệ số năng suất đánh giá năng lực làm việc của từng người do các đội tự bình bầu.

Bảng 2.8:

Công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát Công trình: Thùy Dương Plaza

Bộ phận: Lắp dựng

Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành

Tháng 7 năm 2008

Đơn vị: đồng

Hạng mục công việc

Đơn

vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Lắp đặt bát thép liên kết nút 1200 7.000 8.400.000 Lắp đặt thanh đứng M2 2000 8.000 16.000.000 Lắp đặt thanh ngang M2 1500 8.000 12.000.000 Lắp đặt kính M2 1300 8.000 10.400.000 ….. …. ….. ……. …… ….. Cộng 54.856.700

* Đối với lao động thuê ngoài :

Do khối lượng công trình trong một năm của Công ty tương đối nhiều và thường nằm ở nhiều địa điểm khác nhau xa với trụ sở của công ty. Do đó để giảm chi phí do việc di chuyển công nhân và đảm bảo tiến độ thi công, Công ty đã thuê thêm lao động bên ngoài để phục phụ thi công công

trình. Khi có nhu cầu, giám đốc xí nghiệp sẽ đứng ra ký hợp đồng lao động với công nhân và hợp đồng làm khoán. Trong hợp đồng này sẽ thỏa thuận rõ về địa điểm, khối lượng công việc, đơn giá tiền công, thời gian hoàn thành, các quy định khác có liên quan. Khi khối lượng công việc khoán hoàn thành, kế toán căn cứ vào hợp đồng lao động, phiếu giao khoán và biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để tính lương cho công nhân thuê ngoài. Lao động thuê ngoài( lao động ngắn hạn) không được hưởng các khoản trích theo lương. Lương của công nhân thuê ngoài được tính theo công thức sau:

Tiền lương

phải trả =

Khối lượng giao khoán

hoàn thành x Đơn giá

Bảng 2.9:

Bảng thanh toán lương thuê ngoài Tháng 7/2008 Đơn vị: Đồng STT Họ và tên Mức lương Trừ lương lĩnh Ký nhận Ghi chú

1 Vương Văn Minh 5.500.000 5.500.000

2 Nguyễn Thị Mùi 5.000.000 5.000.000

3 Nguyễn Mạnh Hùng 3.500.000 3.500.000

4 Phan Văn Bản 3.000.000 3.000.000

5 Hoàng Văn Quang 3.000.000 3.000.000

6 Trần Thị Lý 2.000.000 2.000.000

… ……. ……. …….

Cộng 35.500.000 35.500.000

Cuối tháng, kế toán đội phải tập hợp các bảng chấm công, phiếu giao khoán, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành và bảng tính lương cho công nhân gửi về phòng kế toán của Công ty. Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán của công ty tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Việc thanh toán tiền lương được tiến hành thông qua Bảng thanh toán lương. Công nhân đã lĩnh tiền phải ký nhận vào Bảng thanh toán lương.

Đồng thời Bảng thanh toán lương phải được gửi về phòng Tài chính kế toán để làm căn cứ ghi sổ.

Công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát Công trình: Thùy Dương Plaza

Bảng thanh toán tiền lương CBCNV

Tháng 7/2008

ST

Một phần của tài liệu Kế toán CPSX và tính GTSP xây lắp tại công ty cổ phần nhôm kính Việt Phát (Trang 34 - 41)