Phát triển, đổi mới nội dung và hình thức đào tạo.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 62 - 64)

II. Một số giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề ở tỉnh Phú Thọ

3. Phát triển, đổi mới nội dung và hình thức đào tạo.

Đồi mới quy trình, nội dung phơng pháp đào tạo theo hớng mềm hoá, đa dạng hoá chơng trình, tạo điều kiện cho lu thông, đáp ứng nhu cầu thị trờng lao động đa dạng và tạo cơ hội học tập cho thanh niên. Sử dụng các phơng pháp tiên tiến trong dạy học nhằm nâng cao chất lợng đào tạo nhmg vẫn đảm bảo tính truyền thống, kế thừa, phát triển trên một nền học vấn rộng. Loại bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần thiết theo hớng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng lực hành nghề, năng lực tự học phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.

Nội dung, chơng trình, kế hoạch giảng dạy đối với đào tạo nghề dài hạn đợc thống nhất quản lý và biên soạn của Tổng cục dạy nghề (Bộ lao động - Th- ơng binh -Xã hội)

Về phơng thức đào tạo cần kết hợp và phân công giữa nhà trờng với cơ sở sản xuất. Nhà trờng đào tạo cho ngời công nhân có một cái “nền” về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có tác phông công nghiệp, kỹ thuật lao động, biết cách ứng xử trong sản xuất. Còn ở cơ sở sản xuất hớng dẫn về vận hành, quy trình, quy phạm, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm...

Nhà nớc, các trờng và cơ sở đào tạo nghề cần tập trung xây dựng một số chơng trình đào tạo theo hớng:

- Phần cơ bản cho tất cả các ngành, nghề

- Một số nghề phổ biến cần có nội dung chuẩn.

- Phần cơ sở (chủ yếu là phần cứng) cho một số ngành, nghề phổ biến và những ngành nghề múi nhọn đã tiếp cận với công nghệ hiện đại, tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Theo đó xây dựng các chuẩn đánh giá.

- Phần chuyên môn, thích ứng cho các cơ sở sử dụng nhân lực đảm bảo hoặc căn cứ vào các hợp đồng đào tạo.

- Cần xây dựng một trung tâm xây dựng chơng trình (bộ phận đủ mạnh để xây dựng nội dung chơng trình, sách giáo khoa cho đào tạo nghề nghiệp ).

- Phơng pháp đào tạo phải gắn với sản xuất. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng phơng pháp dạy nghề theo môđun đào tạo ngắn hạn và thí điểm cho một số nghề dài hạn.

- Cần đặc biệt chú ý tới hình thức đào tạo lại đội ngũ lao động trong khi đang tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện nay.

Từ nay đến năm 2010 đào tạo nghề phát triển mạnh mẽ cả về số lợng và chất lợng theo 2 hớng:

- Đào tạo nghề dài hạn

Đào tạo dài hạn (bao gồm cả đào tạo mới và đào tạo lại) để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phơng tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tập trung đầu t các điều kiện cho dạy nghề để năm 2005 đạt chuẩn quốc gia về chất lợng đào tạo nghề.

Hình thức đào tạo này chủ yếu tập trung tại các trờng dạy nghề, lớp dạy nghề bên cạnh doanh nghiệp.

- Đào tạo và đa dạng hoá đào tạo nghề bằng nhiều hình thức: Tổ chức theo lớp, dạy kèm cặp trong doanh nghiệp, truyền nghề.. để rèn luyện kỹ năng hành nghề; tập huấn chuyển giao công nghệ và truyền lại cho ngời học nghề những công nghệ mới, những bí quyết nghề nghiệp. Nâng dần chất lợng dạy nghề ngắn hạn để có khả năng hành nghề sau khi đào tạo.

Đào tạo ngắn hạn phải bám sát các nhu cầu hiện tại của xã hội. Thời gian qua loại hình dạy nghề ngắn hạn đã có những đóng góp nhất định trong quá trình giải quyết việc làm và đảm bảo cuộc sống cho ngời lao động với những đối tợng thật đa dạng: học sinh phổ thông, thôi bỏ học; bộ đội xuất ngũ, lao động hợp tác quốc tế trở về; một số ngời thuộc diện tệ nạn xã hội đã hoàn l- ơng...

Trong chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội, công tác dạy nghề cho nông dân và nông thôn cũng là một mảng quan trọng. Cha bao giờ nông dân cần khoa học kỹ thuật và nâng cao trình độ mọi mặt nh bây giờ. Việc không ngừng bồi d- ỡng kỹ thuật và công nghệ sinh học mới sẽ góp phần tạo ra những chuyển biến về nông lâm nghiệp của tỉnh nhà. Đối với đào tạo nghề ở nông nghiệp, nông thôn thì có thể tạo dựng đợc những trung tâm huấn luyện và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp ngay tại địa phơng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Cách dạy cách học ở đây không giống với các trờng dạy nghề tập trung ở thành phố. Do đó không nhất thiết phải đầu t tốn kém, xây dựng nhà cửa to đẹp, mua phơng tiện đi lại đắt tiền, thậm chí có thể lấy ngay một trang trại, một điển hình sản xuất giỏi làm điểm đầu t thêm để biến thành cơ sở dạy nghề cho nông dân quanh vùng. Nếu làm đợc thì đây có thể là một trong những biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn đầu t xây dựng hàng nghìn cơ sở dạy nghề cho nông dân ở khắp các vùng, các địa phơng.

Dới một khía cạnh khác, dạy nghề ngắn hạn còn có vai trò nâng cao chất lợng nguồn lao động và tao đà để đa ngời lao động vào những chơng trình bổ túc nghè, đặt họ lên những bậc thợ ngày một cao hơn. Tuy nhiên xét về mặt lâu dài việc đào tạo nghề cho ngời lao động không chỉ đáp ứng nhu cầu trớc mắt của nền sản xuất và đời sống mà còn cần có sự chuẩn bị cho tơng lai lâu dài, dựa trên những dự báo có cơ sở khoa học.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w