Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng xe gắn máy của người dân trong địa bàn xã hoà bình (Trang 25)

Toàn xã có 36 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công ngiệp gồm: lò gạch, nhà máy xay xát lúa gạo,... và 01 làng nghề chằm nón lá ở ấp An Bình, so cùng kỳ tăng 02 cơ sở. Vừa qua đại diện làng nghề chằm nón lá An Bình tham gia trưng bày sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tại xã Tấn Mỹ từ ngày 09/03/2009 - 12/03/2009 do huyện tổ chức. Đạt kết quả tốt thu hút được nhiều khách du lịch đến mua sản phẩm.

4.2.9. Thương mại - Dịch vụ:

Toàn xã có 276 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó môn bài bậc 1, 2, 3 có 38 cơ sở, môn bài bậc 4, 5, 6 có 190 cơ sở; còn lại 48 cơ sở nhỏ lẻ chưa đủ doanh thu đưa vào quản lý thuế. So cùng kỳ tăng 27 cơ sở chủ yếu trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

4.2.10. Giáo dục

Đã tổ chức tổng kết năm học 2008-2009, kết quả:

- Bậc Trung học Phổ Thông có 831 học sinh, tỷ lệ học sinh, giỏi đạt 5,9%; khá 34,1%; trung bình 43,7%; yếu 15,7%; kém 1,1%

+ Bỏ học 18 học sinh, tỷ lệ 2,16% so cùng kỳ giảm 0,42%

- Bậc Trung học Cơ Sở có 1.332 học sinh, tỷ lệ học sinh giỏi đạt 19%; khá 32,4; trung bình 37,1%; yếu 11,1%; kém 0,3%.

+ Tỷ lệ xét tốt nghiệp lớp 9 đạt 96,2% (253/263 em) + Bỏ học 65 học sinh, tỷ lệ 4,88% so cùng kỳ giảm 1,01%

- Bậc Tiểu học có 1.358 học sinh, tỷ lệ học sinh giỏi đạt 32%; khá 46,3%; trung bình 21,1%; yếu 0,6%.

+ Bỏ học 15 học sinh, tỷ lệ 0,87% so với cùng kỳ tăng 0,22% - Mẫu giáo: Vận động ra lớp và duy trì đến cuối năm học 261 cháu.

4.2.11. Y tế

- Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Đã khám điều trị cho 69.043 lượt (trong đó khám dịch vụ tại trạm y tế 7.926 lượt, khám Bảo hiểm Y tế 9.148 lượt, trẻ dưới 06 tuổi 3.357 lượt, khám Y học cổ truyền: 29.984 lượt, khám phụ khoa 2.191 lượt, khám thai 1.184 lượt, còn lại khám tại các cơ sở y tế tư nhân).

- Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Trong năm 2009 có 230 người thực hiện áp dụng các biện pháp tránh thai, đạt 100% (trong đó có 01 ca đình sản). Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,98%.

- Chương trình suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi còn 17,82%

- Công tác vệ sinh môi trường phòng bệnh sốt xuất huyết: Trạm y tế phối hợp với các ấp thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh. Trong năm 2009 có 15 ca sốt xuất huyết, so cùng kỳ tăng 10 ca.

- Nhận và cấp phát muối i-ôt cho 04 điểm trường và 01 cơ sở tạp hoá, số lượng 3.000kg.

- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Phối hợp với các ngành kiểm tra 11 cơ sở sản xuất kinh doanh. Qua kiểm tra nhắc nhở 03 cơ sở kinh doanh thực phẩm không đạt về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Hòa Bình phát triển theo đúng hướng tích cực, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và thương mại - dịch vụ, đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước được nâng lên, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ổn định. Tuy nhiên vẫn không ít khó khăn đan xen nhất là giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, dịch bệnh trên vật nuôi cây trồng diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng không ít đến quá trình phát triển kinh tế - xă hội trên địa bàn xã.

Chương 5

60%

40%

NU NAM

Chương 4 đã trình bày một cách cụ thể về phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ tập trung phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, nội dung chương này trình bày các phần chính sau: giới thiệu về mẫu, đặc điểm của mẫu, nhận thức nhu cầu sử dụng xe gắn máy, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn và ra quyết định, hành vi sau khi mua.

5.1. Mẫu

5.1.1.Thông tin mẫu

Kích thước mẫu là 60, trong đó đáp viên là nông dân trong xã là chủ yếu chiếm 51,7%, công nhân chiếm 18,3% và số còn lại chiếm 30% trong tổng số mẫu. Tổng số hồi đáp nhận về sau quá trình phỏng vấn là 60 bảng. Qua mã hóa và làm sạch cho thấy số hồi đáp đều hợp lệ cho việc phân tích.

Các biến nhân khẩu học được dùng là: (1) Giới tính

(2) Trình độ học vấn (3) Nhóm tuổi (4) Nghề nghiệp (5) Thu nhập

Các thông tin về mẫu được thể hiện chi tiết qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 5.1 Cơ cấu giới tính

Qua quá trình phỏng vấn thì số đáp viên là nam (60%) chiếm nhiều hơn số đáp viên là nữ (40%). Do đề tài nghiên cứu về hành vi sử dụng xe gắn máy nên sự hiểu biết của người nam có phần trội hơn số đáp viên nữ nên việc lấy mẫu xuất hiện sự chênh lệch tỉ lệ cho thuận tiện. Tuy nhiên, cơ cấu mẫu theo giới tính như vậy cũng tương đối cân bằng để phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn này.

10% 28% 35% 20% 7% 18-24 25-31 32-38 39-45 Trên 45

Đa số người được phỏng vấn có trình độ học vấn từ Trung học cơ sở trở xuống (60%), tiếp đến là những người có trình độ đến Trung học Phổ thông (25%) và những người có trình độ cao hơn chỉ chiếm 15%. Do trình độ học vấn thấp và xã Hòa Bình có truyền thống làm nghề nông nên phần lớn các đáp viên là nông dân. Đây sẽ là một điểm đáng để các cửa hàng kinh doanh xe gắn máy chú tâm. Trình độ học vấn sẽ khiến cho người tiêu dùng có sự cân nhắc, so sánh kỹ lưỡng trước khi ra quyết định mua. Với cơ cấu trình độ học vấn như thế này thì các cửa hàng càng phải quan tâm đến việc tạo chữ tín trong kinh doanh, lấy lòng tin của khách hàng để có thể giữ chân khách hàng lâu dài.

Biểu đồ 5.3 Cơ cấu nghề nghiệp

Nhìn chung, mẫu được chọn trên địa bàn xã Hòa Bình phần lớn là nông dân có trình độ học vấn không cao. Trong tất cả số người được chọn để khảo sát thì có hơn 50% số người làm nghề nông. Kế đến là công nhân làm việc tại các nhà máy, khu sản xuất, chế biến các sản phẩm cá đông lạnh (18,3%). Trong khi đó, số người tự kinh doanh có thu nhập cao chỉ chiếm một phần nhỏ (11,7%). Khi cơ cấu nghề nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu sử dụng xe gắn máy khác nhau và hành vi tiêu dùng cũng sẽ có sự khác biệt. Vì thế, các cửa hàng kinh doanh xe cũng phải biết phân khúc thị trường sao cho phù hợp với cơ cấu nghề nghiệp của người tiêu dùng xã Hòa Bình, đặc biệt nhóm người làm nghề nông.

Về cơ cấu độ tuổi thì phần lớn người trả lời là ở độ tuổi từ 25 đến 38 tuổi (chiếm 53%). Đây là một cơ cấu khá tốt cho việc kinh doanh xe gắn máy bởi vì như vậy ít nhiều họ cũng có kinh nghiệm trong việc mua sắm cũng như sử dụng xe. Nhóm tuổi này cũng chưa phải là nhóm tuổi khó tính và dè dặt trong chi tiêu nên đây cũng là một thuận lợi cho việc kinh doanh xe máy, mặt hàng có gí trị cao.

Biểu đồ 5.5 Cơ cấu mức thu nhập

Hơn 60% người được phỏng vấn có mức thu nhập trong khoảng 2 đến 3 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này cũng tương đối không quá khó có thể đáp ứng khi có nhu cầu mua xe gắn máy của mình. Tuy nhiên, đây chưa phải là một mức thu nhập cao nên người kinh doanh xe máy cần chú ý đến việc cung cấp các loại xe có giá trị trung bình trở xuống, việc kinh doanh các xe có giá trị cao sẽ không hiệu quả trên địa bàn này.

Qua thống kê mẫu cho thấy phần lớn người tiêu dùng xã Hòa Bình làm nghề nông có trình độ học vấn không cao và có mức thu nhập trong khoảng 2 đến 3 triệu đồng. Đây là một mẫu tương đối phù hợp cho việc phân tích hành vi sử dụng xe gắn máy của người dân trên địa bàn nông thôn.

Qua khảo sát, những nhãn hiệu xe gắn máy của nhóm đối tượng quan sát mua gần đây nhất bao gồm những nhãn hiệu phổ biến sau:

Biểu đồ 5.6 Loại xe gắn máy được mua gần đây

Kết quả điều tra thu được cho thấy, thời gian gần đây thì người dân trên địa bàn xã Hòa Bình đang sử dụng phổ biến các loại xe gắn máy mang nhãn hiệu Honda (58,3%), tiếp đến là các loại xe mang nhãn hiệu xuất xứ từ Trung Quốc (25%), Yamaha (10%), Suzuki và Sym (6.6%). Trong đó, người tiêu dùng chọn mua sản phẩm của Honda là chủ yếu. Các nhãn hiệu Trung Quốc cũng được người tiêu dùng chọn mua khá nhiều, gằn một phần tư số xe được mua.

Kết quả cho thấy không phải xe có chất lượng tốt thì được mua nhiều mà những xe chất lượng kém cũng được chọn mua. Đây sẽ là những thông tin quan trọng cho cửa hàng kinh doanh xe máy muốn nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của người dân.

Thế thì tại sao các nhãn hiệu như Honda và các dòng xe Trung Quốc lại chuộng sử dụng như vậy? Người tiêu dùng đã đưa ra những lý do chủ yếu sau:

Số người mua xe gắn máy mang nhãn hiệu Honda đều cho rằng họ mua xe Honda vì lý do xe có chất lượng tốt và đây là thương hiệu nổi tiếng tốt từ trước đến giờ (chiếm 83%) và số người chấp nhận mua xe gắn máy mang các nhãn hiệu Trung Quốc dẫu biết rằng chất lượng không tốt cũng chỉ vì đây là loại xe phù hợp với túi tiền của họ (có đến 80% trong tổng số người mua xe mang nhãn hiệu Trung Quốc). Kết quả này cũng cho thấy hiện nay người tiêu dùng ở xã Hòa Bình không chỉ chú trọng vào chất lượng, thương hiệu của xe mà cón tùy vào khả năng chi trả của họ mà quyết định mua xe.

Khi được hỏi thêm thì đa số những người mua xe gắn máy mang nhãn hiệu Honda cho rằng chỉ có xe Honda mới đủ bền để chạy trên các con đường không tốt trong xã. Vì thế, cửa hàng kinh doanh xe máy ở khúc thị trường này cần phải hiểu nhu cầu và khả năng chi trả mà cung cấp các loại xe phù hợp với người tiêu dùng.

Tuy đa số người tiêu dùng chọn sử dụng các sản phẩm chất lượng tốt, thương hiệu nổi tiếng nhưng giá trị của những chiếc xe này có thuộc hàng xa xỉ không?

Biểu đồ 5.8 Giá trị xe gắn máy được người tiêu dùng chọn mua

Do Hòa Bình là một xã nằm trên địa bàn nông thôn, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, trong số những người tiêu dùng được phỏng vấn thì có đến 51,7% là nông dân, các mức thu nhập phần lớn cũng nằm trong không không quá 3 triệu/người/tháng

23,3%

65%

10%

1,7%

Duoi 10 trieu Tu 10 den <20 trieu

Tu 20 den <35 trieu

Tu 35 den <60 trieu

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 1 2 3 4 5 6 8 10

(chiếm 81,7%) nên họ chỉ sử dụng phổ biến những loại xe có giá trị dao động trong khoảng từ 10 đến 20 triệu đồng (65%). Vì thế, để có thể kinh doanh thuận lợi các cửa hàng cần xem xét về trị giá của xe để tránh tình trạng cung hàng xa tay với của người tiêu dùng.

Với giá cả tương đối như vậy, liệu người tiêu dùng ở đây có sử dụng hàng đã qua sử dụng hay chỉ chọn mua những sản phẩm mới hoàn toàn?

Biểu đồ 5.9 Dạng xe gắn máy đang sử dụng

Tuy thu nhập không cao lắm nhưng hầu hết đa số người tiêu dùng ở đây đều chọn mua cho mình những chiếc xe mới (5/6 số đáp viên). Xem ra loại hàng sang tay ít được quan tâm trên thị trường hiện nay bởi giá của những chiếc xe gắn máy mới khá đa dạng, người có thu nhập tương đối vẫn có thể mua được cho mình những chiếc xe mới chính hãng. Và trong mẫu 60 hộ dân thì có tổng cộng 111 chiếc xe (Honda 68 chiếc, Yamaha 7 chiếc, Suzuki 6 chiếc, Sym 2 chiếc và Trung Quốc 28 chiếc). Nhìn chung, trước nay và hiện tại thì đa số người dân ở đây chuộng xe mang nhãn hiệu Honda hơn tất cả những nhãn hiệu khác. Tuy nhiên, đứng thứ hai lại là các xe mang nhãn hiệu Trung Quốc. Đây là một điểm nổi bật, được biết thì người dân ở đây sử dụng xe Trung Quốc phần lớn là để chuyên chở hàng hóa hoặc chở khách.

Thời gian mà người tiêu dùng sử dụng chiếc xe gắn máy họ mua trong thời gian gần đây cũng tương đối ngắn.

Biểu đồ 5.10 Thời gian đã sử dụng xe

80% người tiêu dùng sử dụng những chiếc xe mới được mua trong thời gian ngắn, phổ biến là những chiếc đã được sử dụng trong khoảng 1 đến 3 năm. Cũng chính vì đa số là xe mới sử dụng nên có thể nhu cầu xe của người tiêu dùng nơi đây ít nhiều cũng giảm bớt đôi chút.

Tóm lại, mẫu nghiên cứu này chủ yếu là người tiêu dùng sống bằng nghề nông và công nhân phần lớn có độ tuổi trong khoảng 25 đến 38 tuổi. Nhóm đối tượng này sử dụng tập trung ở các nhãn hiệu xe gắn máy: Honda, Yamaha và các nhãn hiệu Trung Quốc chủ yếu đều là hàng mới chính hãng, với trị giá dao động khoảng 20 triệu đồng trở lại. Các đáp viên đa số là người đã sử dụng xe gắn máy trong thời gian lâu và có nhiều hơn một chiếc trong mỗi hộ gia đình. Đây là những thông tin quan trọng về người tiêu dùng trên địa bàn xã Hòa Bình nói riêng và địa bàn nông thôn nói chung.

Các cửa hàng khi kinh doanh xe máy trên địa bàn này cần tập trung bán các loại xe nhãn hiệu Honda, Yamaha có trị giá từ 20 triệu đồng trở xuống. Bên cạnh cũng nên cung cấp các xe Trung Quốc với giá trị thấp để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người có thu nhập thấp.

5.2. Hành vi tiêu dùng5.2.1. Nhận thức nhu cầu 5.2.1. Nhận thức nhu cầu

Mục đích chính của chiếc xe mà người tiêu dùng mua gần đây là gì?

Biểu đồ 5.11 Mục đích chính của xe

Phần lớn người tiêu dùng mua xe gắn máy là để đáp ứng việc đi lại cho công việc, ngoài ra phần lớn xe gắn máy còn được người dân sử dụng để làm phương tiện chuyên chở hàng hóa, khách (chiếm 20%)… Một phần nhỏ người dân mua xe cho con làm phương tiện đi học và các mục đích khác (chiếm 25%).

Đa số người tiêu dùng mua xe gắn máy với mục đích phục vụ cho việc đi lại làm việc của họ nhanh chóng, vận chuyển hàng hóa và là phương tiện kiếm tiền hằng ngày qua công việc chở khách.

5.2.2. Tìm kiếm thông tin

Khi người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng xe gắn máy thì bước tiếp theo của họ là tìm kiếm những thông tin cần thiết, so sánh các đánh giá sao cho phù hợp với thị hiếu và khả năng chi trả của họ.

5% 61,6% 16,7% 15% 1,7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Phuong tien truyen thong

Nguoi than, ban be, hang xom Chu cua hang gioi thieu Kinh ngiem ban than Cac nguon khac

Hiện nay, có vô vàng thông tin về xe gắn máy đang tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau thì người tiêu dùng sẽ tham khảo nguồn nào mà họ cho rằng đáng tin cậy nhất ?

Biểu đồ 5.12 Nguồn thông tin tham khảo

Phần lớn người tiêu dùng trước khi mua xe gắn máy thì họ sẽ tham khảo thông tin từ phía người thân, bạn bè hay những người hàng xóm. Theo thói quen mua sắm thì người tiêu dùng ở địa bàn nông thôn thường nhờ những người đã từng sử dụng sản

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng xe gắn máy của người dân trong địa bàn xã hoà bình (Trang 25)

w