Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các sản phẩm ngân hàng đối với tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn – chi nhánh an giang (Trang 26 - 28)

Như chúng ta đã biết vốn là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh, là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh của các tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngân hàng cũng vậy, muốn đem lại hiệu quả kinh tế cao trước tiên cần phải có nguồn vốn dồi dào, bởi vì hiện nay nước ta đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường xuyên bị thiếu hụt vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để giải quyết tình trạng thiếu vốn này, giải pháp tốt nhất là họ đến ngân hàng xin vay vốn. Do đó, để đứng vững trên thị trường thì ngân hàng cần phải có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng cho họ. Bên cạnh đó, muốn chiếm được thị phần, mở rộng thị trường và quy mô ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng các hình thức huy động vốn để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, các doanh nghiệp để phân phối lại cho các tổ chức sản xuất kinh doanh đang thiếu hụt về vốn. Nguồn vốn của ngân hàng ngày càng dồi dào càng khẳng định vị trí vững chắc của mình trong nền kinh tế thị trường.

Là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc hội sở, do đó nguồn vốn hoạt động chủ yếu của SCB An Giang là nguồn vốn huy động tại chỗ và do hội sở điều chuyển vốn về. Nguồn vốn tại chỗ được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm…. Dân cư và các tổ chức kinh tế là các đối tượng huy động chủ yếu của ngân hàng. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của SCB - An Giang trong gần hai năm qua đã tăng lên đáng kể cụ thể như sau:

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của SCB An Giang

Ta thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh tăng đáng kể, vào cuối năm 2006 tổng nguồn vốn chỉ có 31.500 triệu đồng thì đến năm 2007 nguồn vốn đã tăng đến 350.236 triệu đồng. Tổng nguồn vốn năm 2007 tăng thêm 318.736 triệu đồng gấp hơn 10 lần so với năm 2006. Sự tăng trưởng nguồn vốn này có được là do vốn huy động tăng gấp 3,8 lần so với năm 2006 chứng tỏ chi nhánh ngày càng mở rộng thị trường hoạt động và có uy tín trên địa bàn tỉnh An Giang. Những ngày đầu hoạt động SCB An Giang chỉ thu hút khách hàng trong địa bàn thành phố Long xuyên và các huyện lân cận do đó nguồn vốn huy động không cao. Đến đầu năm 2007 thấy được tiềm năng của lượng vốn nhàn rỗi ở Thị xã Châu Đốc, SCB đã phát triển thêm phòng giao dịch Châu Đốc do đó lượng vốn

6 tháng cuối năm 2006 6 tháng đầu năm 2007 6 tháng cuối năm 2007

huy động tăng đáng kể, tuy nhiên lượng vốn huy động tại chi nhánh không đủ đáp ứng doanh số cho vay vì vậy ngân hàng cần phải sử dụng vốn điều hòa từ hội sở.

Vốn huy động tăng trưởng rất nhanh, số tiền huy động được trong 2 năm hoạt động như sau:

+ 6 tháng cuối năm 2006: 21.791 triệu đồng 69% tổng nguồn vốn. + 6 tháng đầu năm 2007: 65.005 triệu đồng chiếm 89% tổng nguồn vốn. + 6 tháng cuối năm 2007: 104.309 triệu đồng chiếm 30% trong tổng nguồn vốn.

Từ trên ta thấy nguồn vốn huy động tăng rất nhanh từ 21.791 triệu đồng lên đến 65.005 triệu đồng tăng gấp 1.98 lần vào 6 tháng đầu năm 2007 và 6 tháng cuối năm 2007 tổng vốn huy động tăng thêm 39.304 triệu đồng thành 104.309 triệu đồng, có được kết quả trên là nhờ chi nhánh luôn quan tâm và có những chính sách đúng đắn trong công tác huy động vốn, vừa duy trì khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động. Tuy nhiên so với tổng nguồn vốn thì năm 2006 vốn huy động chiếm khoảng 69%, 6 tháng đầu năm 2007 con số này lên đến 89% nhưng 6 tháng cuối 2007 tỷ lệ này giảm còn 30%, nguyên nhân là do tổng nguồn vốn tăng quá nhanh, nguồn vốn huy động không đáp ứng kịp với tốc độ tăng trưởng đó. Tổng nguồn vốn tăng nhanh xuất phát từ nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ của các hộ gia đình, doanh nghiệp rất lớn trong địa bàn nên chi nhánh cần phải khơi nguồn vốn hoạt động của mình để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động, thế nhưng lượng vốn huy động và vốn chủ sở hữu không thể đáp ứng kịp nên ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ, SCB – An Giang còn được sự hỗ trợ vốn rất lớn từ SCB hội sở. Qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn ở phụ lục cho thấy, nguồn vốn điều hòa qua các quý của chi nhánh có xu hướng tăng trưởng khá ổn định và chiếm tỷ trọng cao cụ thể như sau: Năm 2006 vốn điều hòa chiếm 28% tổng nguồn vốn. 6 tháng đầu năm của năm 2007 lượng vốn điều hòa giảm, còn chiếm 9% trong tổng nguồn vốn, tuy tỷ lệ vốn điều hòa giảm nhưng tổng nguồn vốn vẫn tăng 1,32 lần so với cuối năm 2006, nguyên nhân là do lượng vốn huy động tăng 1,98 lần. Sang 6 tháng cuối năm 2007 tổng nguồn vốn tăng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2007 là 3,8 lần. Vốn điều hòa tăng rất cao từ 6.597 triệu đồng lên đến 243.692 triệu đồng do vốn huy động không đủ đáp ứng doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng có nhiều khách hàng vay và được nhiều người biết đến.

Mặc dù có sự hỗ trợ về nguồn vốn điều hòa từ Hội sở nhưng chi nhánh cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh thêm dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Để làm

được điều này ngân hàng cần phải có thêm nhiều loại hình huy động với mức lãi suất hấp dẫn mang tính cạnh tranh, các chương trình khuyến mãi, dự thưởng, xem xét loại bỏ bớt những thủ tục rườm rà phức tạp…. nhằm thu hút được ngày càng nhiều lượng tiền nhàn rỗi từ trong dân, các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất.

Nguồn vốn chủ sở hữu của chi nhánh rất thấp, qua số liệu từ các quý cho thấy nguồn vốn này chiếm chưa được 5% trên tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do ngân hàng mới thành lập, và đây là một chi nhánh nên nguồn vốn chủ sở hữu rất thấp, bởi mọi tài sản hoặc nguồn vốn chủ yếu là do Hội sở quản lý.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các sản phẩm ngân hàng đối với tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn – chi nhánh an giang (Trang 26 - 28)