Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội (Trang 58 - 63)

II. Nguồn vốn chủ sở hữu 22.094 35.147 40

2.3.2Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nộ

2. Nguồn kinh phí, quỹ khác

2.3.2Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nộ

Thực trạng huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội đã chỉ ra các biện pháp huy động vốn được công ty sử dụng, sau đây là đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại của hoạt động trên.

Về kết quả đạt được,

Một là, công ty đã liên tục mở rộng các phương thức huy động vốn từ chỗ chỉ có lợi nhuận để lại đến chỗ phát hành cổ phiếu, từ chỗ chỉ vay nợ ngắn hạn đến việc vay nợ dài hạn. Chính vì vậy mà hầu hết các hình thức huy động vốn có thể có của công ty cổ phần đã được công ty sử dụng, trong đó có cả các phương thức huy động nợ và huy động vốn chủ sở hữu như: huy động từ lợi nhuận để lại, huy động từ phát hành cổ phiếu thường mới, huy động từ vay ngân hàng và tổ chức tín dụng và huy động ngay trong cán bộ công nhân viên công ty. Điều này đã làm tăng nhanh nguồn vốn phục vụ kinh doanh và đầu tư của công ty ( giá trị và tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn và các thành phần trong bảng 2.5, 2.6). Giải thích cho việc không ngừng mở rộng các phương thức huy động trong những năm vừa qua là do nhu cầu vốn tăng nhanh để đáp ứng sự tăng trưởng của doanh thu hay việc không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời do chính sách của công ty thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn cho phù hợp với tình hình phát triển.

Hai là, công ty đã phát huy lợi thế của một công ty cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán để huy động vốn. Công ty sử dụng phương thức huy động bằng phát hành cổ phiếu thường mới, việc sử dụng phương thức huy động này một mặt là do nhu cầu tăng vốn điều lệ một mặt để tiếp cận dần với các cách thức huy động trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Trong đợt phát hành lần này, công ty đã bán hết số cổ phiếu với giá cao hơn mệnh giá đến 13.000 đồng/cổ phiếu, vì vậy không những công ty tăng thêm được vốn điều lệ lại còn có thêm khoản thặng dư vốn cùng bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Thành công trong đợt phát hành cổ phiếu thường mới này đã cải thiện cơ cấu vốn khá bất hợp lý với tỷ lệ nợ cao trong thời gian qua. Sở dĩ đạt kết quả khả quan như trên là vì có sự chỉ

đạo thống nhất trong toàn công ty từ Đại hội cổ đông đến Hội đồng quản trị, ban giám đốc trong việc tiếp cận với thị trường chứng khoán để có được nguồn vốn rẻ lại dồi dào, đồng thời là sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong công ty một mặt vừa ra sức làm việc tạo nên sự tăng trưởng của công ty nhằm tăng uy tín của công ty trong giới đầu tư một mặt cũng nhiệt tình tham gia mua cổ phiếu của công ty để thể hiện quyền làm chủ và ngày càng gắn bó hơn với công ty, thêm vào đó là sự giúp đỡ của Công ty chứng khoán Bảo Việt, một tổ chức bảo lãnh phát hành khá chuyên nghiệp.

Ba là, dựa vào sự hỗ trợ của Tổng công ty, công ty đã phát huy tối đa phương thức huy động nợ từ Công ty Tài chính Bưu điện. Là một thành viên trực thuộc Tổng công ty nên Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội được vay vốn ngắn hạn có hạn mức tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện với lãi suất thấp hơn lãi suất vay trên thị trường (lãi vay ngắn hạn cao nhất mà công ty phải trả là 0,92%/tháng trong khi đó nếu vay tại các ngân hàng thương mại là 1%/tháng), thêm vào đó công ty lại không phải thế chấp tài sản mà được vay dưới hình thức tín chấp. Phương thức huy động này vừa đảm bảo nguồn vốn lưu động ngắn hạn cho công ty vừa nhanh, thuận tiện và ít thủ tục nên được công ty sử dụng là phương thức huy động chủ yếu để bổ sung nguồn vốn lưu động, vì vậy nguồn vốn mà công ty huy động được từ phương thức này không ngừng tăng lên, thậm chí công ty còn sử dụng phương thức này cho vay dài hạn đầu tư vào công trình xây dựng nhà chung cư.

Bốn là, công ty đã huy động được nguồn vốn tín dụng thương mại khá lớn, chiếm trung bình gần 50% tổng nguồn vốn của công ty trong thời gian vừa qua. Sở dĩ phương thức huy động này được công ty sử dụng chủ yếu là do đặc điểm kinh doanh của công ty và những lợi ích mà nguồn tín dụng thương mại mang lại. Công ty là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xây lắp nên phải xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp nguyên vật liêu như sắt, thép, xi măng… đồng thời khi nhận thầu công trình công ty cũng phải yêu cầu chủ đầu tư ứng trước vốn. Mặt khác nguồn tín dụng thương mại từ

các chủ đầu tư là nguồn vốn công ty có được mà không phải trả lãi. Chính vì vậy, công ty đã sử dụng chủ yếu phương thức huy động này để cung ứng vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh.

Về những hạn chế còn tồn tại,

Thứ nhất, mặc dù có những lợi thế huy động vốn trên thị trường chứng khoán nhưng công ty vẫn chưa tận dụng triệt để, vẫn còn dè dặt trong sử dụng phương thức phát hành cổ phiếu. Thông qua thị trường chứng khoán công ty hoàn toàn có thể phát hành các giấy nợ như trái phiếu để huy động vốn, nguồn vốn này tuy có chi phí lớn hơn nguồn từ cổ phiếu nhưng là công cụ của đòn bảy tài chính và khá thích hợp cho công ty trong giai đoạn hiện nay để đạt mức tăng trưởng nhanh. Công ty chưa có kế hoạch sử dụng phương thức huy động này có lẽ vì Thị trường cứng khoán Việt Nam chưa phát triển, các nhà đầu tư chưa mấy quan tâm đến thị trường, thêm vào đó trong số các công ty niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thì chỉ đếm trên đầu ngón tay các công ty sử dụng phương thức huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu hay nói cách khác huy động vốn trên thị trường chứng khoán còn khá mới mẻ với doanh nghiệp Việt Nam. Trong lần phát hành cổ phiếu mới vừa qua, lượng cổ phiếu công ty phát hành nhỏ nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các cổ đông nói chung và các nhà đầu tư nói riêng, bằng chứng là số lượng cổ phiếu được mua hết bởi các cổ đông hiện tại, kế hoạch bán số lượng cổ phiếu còn lại cho các đối tác chiến lược sau khi đã được cổ đông hiện tại mua đã không thực hiện được. Bên cạnh đó, chiến lược phân phối cổ phiếu mới của công ty chỉ dừng lại ở cổ đông hiện tại và các đối tác chiến lược mà không tính đến các cổ đông mới đã thể hiện sự dè dặt của công ty trong huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Thứ hai, trong phương thức huy động nợ từ ngân hàng và tổ chức tín dụng, công ty quá dựa vào Công ty Tài chính Bưu điện, đây là hạn chế vì công ty có thể không tiếp cận được nguồn vốn lớn hơn và đa dạng hơn, bởi vì Công ty Tài chính Bưu điện không thể có được nguồn vốn dồi dào như tại các

ngân hàng thương mại thêm vào đó công ty không chỉ phục vụ riêng Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội và với nguồn vốn hạn chế như vậy Công ty Tài chính Bưu điện không thể đáp ứng kịp nhu cầu vốn ngày càng tăng của công ty .

Thứ ba, lượng vốn huy động từ tín dụng thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trước tiên, việc quá dựa vào nguồn vốn tín dụng thương mại khiến công ty bị thụ động trong kinh doanh vì các chủ đầu tư không ứng vốn kịp thời và việc thi công các công trình chỉ được tiến hành khi chủ đầu tư cấp vốn, do đó ảnh hưởng đến việc đấu thầu các công trình mới khác. Tiếp theo, công ty mua chịu hàng hóa từ các nhà cung cấp sẽ phải chịu giá cao hơn là thanh toán ngay, do vậy việc dựa vào nguồn tín dụng từ các nhà cung cấp của công ty sẽ khiến chi phí nguyên, vật liệu của công ty tăng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của công ty.

Thứ tư, nguồn vốn huy động từ nợ và huy động từ chủ sở hữu không cân đối. Công ty sử dụng chủ yếu các phương thức huy động nợ và huy động khối lượng vốn lớn hơn nhiều so với khối lượng vốn chủ sở hữu huy động, chứa đựng nhiều rủi ro. Nợ tuy có chi phí thấp, có khả năng nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho công ty nhưng vốn chủ sở hữu là nguồn nội lực của công ty, là tấm lá chắn bảo vệ công ty trước nguy cơ mất khả năng thanh toán và nguy cơ phá sản. Vì vậy, nếu công ty không có chính sách tăng cường các phương thức huy động vốn chủ thì công ty sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm, công ty không có một kế hoạch cụ thể về lượng vốn cần phải có trong tương lai, do đó không dự tính trước được phương thức huy động vốn nên thiếu đi sự linh hoạt trong việc sử dụng các phương thức huy động, nhiều khi bỏ qua những cơ hội để có những nguồn vốn với chi phí thấp hoặc nhiều ưu đãi.

Tóm lại, trong thời gian vừa qua, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội đã sử dụng hết khả năng hiện có của mình để thu hút các nguồn vốn phục

vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư phát triển dài hạn của công ty, những nỗ lực đó thật đáng ghi nhận. Tuy nhiên trong hoạt động huy động vốn của công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế mà công ty cần khắc phục để hoạt động huy động vốn ngày càng hiệu quả và tạo nên lực đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của công ty.

Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội

Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội trong thời gian qua có nảy sinh những điểm bất cập. Sau đây là những định hướng hoạt động, kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian tới cùng với một vài ý kiến góp phần tăng cường hơn nữa hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội .

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội (Trang 58 - 63)