Các biện pháp công ty đã sử dụng để huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội (Trang 48 - 58)

II. Nguồn vốn chủ sở hữu 22.094 35.147 40

2.3.1Các biện pháp công ty đã sử dụng để huy động vốn

2. Nguồn kinh phí, quỹ khác

2.3.1Các biện pháp công ty đã sử dụng để huy động vốn

Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội đã sử dụng nhiều cách thức huy động vốn trong thời gian vừa qua, công ty đã phát huy hết khả năng sẵn có để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Các biện pháp mà công ty đã sử dụng có thể chia thành hai nhóm là huy động vốn chủ sở hữu và huy động nợ.

Thứ nhất, các biện pháp huy động vốn chủ gồm:Phát hành cổ phiếu để huy động vốn góp ban đầu, trích lập lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới.

Phát hành cổ phiếu để huy động vốn góp ban đầu:

Công ty là một doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần nên tại thời điểm chuyển đổi (năm 2000), vốn điều lệ của công ty được xác định là 12 tỷ đồng. Dựa trên số vốn điều lệ đó, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội đã phát hành 1.200.000 cổ phiếu để huy động vốn góp ban đầu. Lượng cổ phiếu này được mua bởi Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, các đối tác kinh doanh và cán bộ công nhân viên trong công ty vì tại thời điểm đó công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nên không thể bán cổ phiếu ra công chúng với mục đích huy động vốn góp ban đầu. Số cổ phiếu được bán lần đầu tiên này bao gồm hai loại là: cổ phiếu ghi danh chuyển nhượng có điều kiện và cổ phiếu vố danh chuyển nhượng tự do, trong đó, số cổ phiếu do các tổ chức trong nước nắm giữ là 456.400 cổ phiếu và do cá nhân trong nước nắm giữ là 743.600 cổ phiếu.

Trích lập lợi nhuận không chia:

Lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi chia lợi tức cho cổ đông là phần giữ lại dùng cho hoạt động tái đầu tư của công ty.

Bảng 2.10: Huy động từ lợi nhuận giữ lại

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Lợi nhuận sau thuế 5.547 6.965 8.405

Chia lãi cổ tức 1.800 1.800 2.400

Tỷ lệ lãi cổ tức và lợi nhuận sau thuế

32,44% 25,84% 28,55%

Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư

3.747.340.565 5.165.712.775 6.005.862.657

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Công ty năm 2003, 2004, 2005

Ba năm qua công ty chỉ dành khoảng trên 20% lợi nhuận sau thuế để chia lãi cổ tức vì trong giai đoạn này công ty cần đầu tư nhiều cho tái sản xuất. Cùng với sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế và thực hiện chính sách phân phối cổ tức như trên công ty đã không ngừng tăng nguồn vốn lợi nhuận giữ lại phục vụ cho tái đầu tư của mình, chỉ trong 2 năm ( từ 2003 đến 2005) công ty đã tăng được gần gấp đôi số lợi nhuận giữ lại. Tốc độ tăng trưởng cao của lợi nhuận giữ lại là bằng chứng rõ ràng nhất của sự gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu cũng như tổng nguồn vốn. Năm 2004, lợi nhuận để lại tái đầu tư công ty đã đạt mức tăng cao nhất và tốc độ tăng cao nhất ( 37,85%) trong 3 năm, năm 2005 là 16,26%. Số lợi nhuận giữ lại được tích lũy và trở thành nguồn tự tài trợ rất quan trọng và là một trong những phương thức huy động vốn chủ của công ty.

Như vậy, huy động vốn từ lợi nhuận giữ lại đã góp phần làm tăng nguồn vốn của công ty và là một trong những biện pháp mà công ty sử dụng trong chiến lược huy động vốn của mình.

Phát hành cổ phiếu mới:

Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội là một trong số 32 công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, đây là điều kiện thuận lợi để công ty có thể phát hành các chứng khoán với mục đích huy động được những nguồn vốn dồi dào, chi phí thấp. Phát huy lợi thế này, năm 2004, thực hiện Nghị quyết của Đại hội cổ đông bất thường ngày 30/08/2004, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội đã phối hợp cùng Công ty chứng khoán Bảo Việt phát hành 400.000 cổ phiếu ra công chúng. Sở dĩ công ty lựa chọn phương thức huy động vốn này vì những lợi ích mà việc phát hành cổ phiếu

sẽ mang lại cho công ty trong thời gian tiếp theo, cũng chính là mục tiêu phát hành của công ty:

Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ sẽ góp phần nâng cao năng lực tài chính của công ty. Với mức vốn lớn hơn, công ty có khả năng thực hiện nhiều dự án hơn, có điều kiện để tham gia đấu thầu và thực hiện các dự án lớn hơn, cải thiện hạn mức tín dụng khi có nhu cầu triển khai nhiều dự án.

Việc tăng thêm vốn chủ sở hữu qua phát hành cổ phiếu sẽ giúp lành mạnh hóa cơ cấu tài chính của công ty. Tỷ lệ Nợ/Tổng vốn của công ty hiện nay đang ở mức tương đối cao sẽ được giảm bớt, tạo tiền đề để công ty tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong tương lai.

Cổ phiếu của công ty đang được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, nên việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng nhiều thuận lợi, chi phí vốn thấp. Hơn nữa Thị trường chứng khoán trong thời gian qua đang diễn biến thuận lợi, đây là điều kiện tốt để công ty phát hành thêm.

Trong Bản cáo bạch của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội về việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, có nêu rõ việc phát hành của công ty như sau:

Loại cổ phiếu phát hành: Cổ phiếu phổ thông Hình thức cổ phiếu: Ghi sổ

Số lượng phát hành: 400.000 cổ phiếu Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu

Giá phát hành dự kiến: 23.000 đồng/cổ phiếu và 25.000 đồng/cổ phiếu. Phương thức phát hành: Thứ nhất, phát hành quyền ưu tiên mua trước cổ phiếu cho các cổ đông hiện tại theo tỷ lệ thực hiện quyền 3:1, tức là mỗi cổ phần hiện hữu tương ứng sẽ được hưởng 1 quyền mua và cứ 3 quyền mua sẽ được mua 1 cổ phiếu mới phát hành thêm với giá 23.000 đồng/cổ phiếu. Thứ hai, chào bán cho các đối tác chiến lược số lượng cổ phiếu còn lại sau khi thực hiện quyền theo quyết định của Hội đồng quản trị, với mức giá 25.000 đồng /cổ phiếu.

Thời gian phân phối: Dự kiến trong vòn tối đa 90 ngày kể từ ngày nhận được Giấy phép phát hành.

Thực hiện phân phối: Thực hiện phân phối theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Phân phối cho các cổ đông hiện tại. Giai đoạn 2: Phân phối cho các đối tác chiến lược. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với sự chuẩn bị chu đáo của công ty ( tổ chức phát hành) và Công ty chứng khoán Bảo Việt ( tổ chức bảo lãnh phát hành), Ủy ban chứng khoán nhà nước đã phê duyệt hồ sơ xin phép phát hành cổ phiếu mới ra công chúng Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội tại công văn 318/UBCK-QLPH ngày 19/12/2004. Công ty đã phát hành 400.000 cổ phiếu và phân phối cho các cổ đông:

Tổng số tiền thu phát hành: 400.000 x 23.000 = 9,2 tỷ đồng Giá trị theo mệnh giá cổ phiếu: 400.000 x 10.000 = 4 tỷ đồng Thặng dư cổ phiếu: 5,2 tỷ đồng

Chi phí phát hành: 137 triệu đồng Thặng dư còn lại: 5,063 tỷ đồng

Phát hành thêm cổ phiếu mới lần đầu tiên này đã thành công và làm tăng vốn điều lệ của công ty từ 12 tỷ đồng lên 16 tỷ đồng

Thứ hai, các biện pháp huy động nợ, gồm có: Vay ngân hàng và tổ chức tín dụng, huy động tín dụng thương mại.

Vay ngân hàng và tổ chức tín dụng

Vay ngắn hạn

Để bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã sử dụng phương thức huy động từ vay ngắn hạn.

Bảng 2.11: Huy động từ vay ngắn hạn

Đơn vị tính:triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Vay ngắn hạn từ các hợp đồng tín dụng trong kỳ

5.121 5.686 6.434

Vay ngắn hạn từ cán bộ công nhân viên trong kỳ

0 0 595

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Công ty năm 2003, 2004, 2005

Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội là một trong những thành viên của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam ( nay là Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam) nên công ty chủ yếu vay ngắn hạn từ Công ty tài chính bưu điện dưới hình thức đảm bảo khoản vay là tín chấp. Vay ngắn hạn từ các hợp đồng tín dụng được ký với Công ty tài chính bưu điện tăng từ 4,5 tỷ VND (năm 2003) lên 6,4 tỷ VND (năm 2005). Trong các hợp đồng tín dụng là nhiều khế ước nhận nợ với các mức lãi suất khác nhau, năm 2003 và 2004 lãi suất của các khế ước biến động từ 0,77%/tháng đến 0,8%/tháng, năm 2004 lãi suất từ 0,77%/tháng đến 0,92%/tháng theo từng khế ước nhận nợ. Sở dĩ như vậy là do Công ty tài chính bưu điện quy định cho công ty một hạn mức tín dụng trong năm và tùy nhu cầu vốn lưu động tại từng thời điểm mà công ty xin được cấp số vốn vay trong hạn mức đó tương ứng với lượng vốn lưu động cần huy động, điều này tạo thuận lợi cho công ty vì vừa có được lượng vốn cấn thiết vừa không sợ để vốn nằm “chết” trong khi vẫn phải trả lãi. Lượng vốn vay này tăng lên chứng tỏ khả năng mở rộng hạn mức tín dụng của công ty cũng tăng lên đồng nghĩa với việc khả năng huy động nguồn vốn này của công ty ngày càng lớn.

Ngoài ra, trong năm 2005, để bổ sung vốn lưu động, công ty còn vay từ cán bộ công nhân viên. Số tiền vay là 595 triệu đồng với lãi suất huy động 1%/tháng.

Vay trung và dài hạn

Thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội vừa tiếp tục cung cấp các dịch vụ xây lắp trong lĩnh

vực bưu chính viễn thông vừa kinh doanh nhà ở và cho thuê văn phòng, tiêu biểu là công trình “Chung cư cao tầng” tại Láng Trung, để thực hiện được chiến lược này công ty cần một lượng vốn dài hạn lớn. Chính vì vậy, ngay khi khởi công công trình vào ngày 19/12/2004, công ty đã vay dài hạn 8 tỷ đồng. Công ty ký hợp đồng vay dài hạn dưới hình thức vay hợp vốn của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bình Định 06 tỷ VND và Công ty tài chính bưu điện 02 tỷ VND để đầu tư cho công trình này. Số hiệu hợp đồng tín dụng trung hạn này là 001/2005/THTD/PFT-NHĐTPTBĐ ngày 20/01/2005. Lãi suất của khoản vay bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng (ãi suất trả lãi cuối kỳ) bình quân của 04 Sở giao dịch I Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Hà Nội ( Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn). Thời hạn của khoản vay là 4 năm, trong đó thời gian ân hạn được tính kể từ ngày có khoản rút vốn đầu tiên cho đến ngày 19/12/2006. Khoản vay này được đảm bảo bằng việc thế chấp quyền sử dụng đất của dự án đầu tư tại điều 2 theo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất số 001/2005/HĐBĐTV/PFT-BĐ-HACISCO tháng 01/2005.

Như vậy, trong năm 2003, 2004 công ty không có số dư cho khoản mục vay dài hạn. Năm 2005, số dư của khoản vay dài hạn theo hợp đồng tín dụng ở trên là 6,4 tỷ VNĐ đồng nghĩa với việc công ty đã trả được khoản vốn gốc 1,6 tỷ VNĐ. Việc ký kết hợp đồng vay dài hạn đã đánh dấu việc mở rộng phương thức huy động vốn của công ty để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty hiện tại và trong tương lai.

Tín dụng thương mại:

Hầu hết các doanh nghiệp khi đã tham gia kinh doanh trên thị trường đều sử dụng phương thức huy động nguồn tín dụng thương mại phục vụ cho hoạt động của mình và Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội cũng là một doanh nghiệp như vậy. Nguồn vốn huy động từ tín dụng thương mại chiếm tỷ

trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của công ty, bao gồm: nguồn huy động từ nhà cung cấp do mua chịu và mua trả chậm, nguồn huy động từ chủ đầu tư thông qua việc ứng trước vốn.

Bảng 2.12: Nguồn vốn tín dụng thương mại của công ty

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Phải trả người bán 6.376 6.183 5.299

Người mua trả tiền trước 49.187 51.285 77.957 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cộng 55.563 57.468 83.256

% Tổng vốn 54,5% 40,4% 45,3%

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Công ty năm 2003, 2004, 2005

Bảng 2.13: Khối lượng vốn tín dụng thương mại huy động

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Huy động từ

người mua (người mua trả tiền trước)

164.812 85,77% 98.738 85,71% 156.122 81,26%Huy động từ Huy động từ người bán (phải trả người bán) 27.328 14,23% 16.452 14,29% 35.994 18,74% Tổng cộng 192.140 100% 115.190 100% 192.116 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Công ty năm 2003, 2004, 2005

Trong những năm vừa qua nguồn vốn tín dụng thương mại chiếm trên 40% tổng nguồn vốn, năm 2003 nguồn tín dụng thương mại chiếm tới hơn 1/2 tổng nguồn vốn. Nguồn tín dụng thương mại huy động trong các năm luôn đạt trên 100 tỷ thậm chí năm 2003, 2005 đạt gần 200 tỷ, quả thật phương thức huy động này đã đem lại cho công ty một lượng vốn không nhỏ hay có thể nói đây là phương thức huy động vốn chủ yếu của công ty. Trong phương thức huy động tín dụng thương mại thì huy động từ chủ đầu tư là chủ yếu, số lượng

vốn huy động được từ chủ đầu tư (người mua) gấp từ 4,3 lần (năm 2005) đến 6 lần (năm 2003. 2004) lượng vốn huy động từ mua chịu của các nhà cung cấp (người bán) và luôn chiếm trên 80% tổng khối lượng vốn tín dụng thương mại huy động được, cụ thể năm 2003 là 85,77%, năm 2004: 85,71%, năm 2005: 81,26%. Như vậy, huy động từ tín dụng thương mại là phương thức huy động vốn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội .

Tóm lại, có thể tổng kết hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.14: Khối lượng vốn huy động và tỷ lệ vốn huy động từ các phương thức

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Huy động từ lợi nhuận để Giá trị 3.747 5.165 6.005 Tỷ lệ 1,9% 3,8% 2,8% Huy động từ phát hành cổ Giá trị 0 9.200 0 Tỷ lệ 0% 6,8% 0% Huy động từ vay ngắn hạn Giá trị 5.121 5.197 7.329 Tỷ lệ 2,5% 3,9% 3,4% Huy động từ vay dài hạn Giá trị 0 0 8.000 Tỷ lệ 0% 0% 3,8% Huy động từ tín dụng Giá trị 192.140 115.191 192.117 Tỷ lệ 95,6% 85,5% 90% Tổng cộng Giá trị 201.008 134.753 213.451

Tỷ lệ 100% 100% 100%

Nguồn : Bảng cân đối phát sinh tài khoản năm 2003, 2004, 2005 của Công ty.

Biểu đồ: Tỷ lệ % khối lượng vốn huy động từ các phương thức trong 3 năm 2003, 2004, 2005

Nguồn: Bảng cân đối phát sinh tài khoản năm 2003, 2004, 2005 của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội (Trang 48 - 58)