Xử lý bằng nhiệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình gây hại của nguyên sinh động vật nosema apis zander (dissociodihaplophasida nosematidae) trên ong mật apis mellifera linnaeus (Trang 25 - 26)

Bào tử Nosema apis trên cầu ong hoặc thùng ong có thể bị tiêu diệt bằng

cách xử lý nhiệt độ cao. Các thiết bị nuôi ong đ−ợc xử lý ở nhiệt độ 490C trong

24h. Ph−ơng pháp này thích hợp nhất trong phòng có nhiệt độ ổn định và điều khiển đ−ợc. Tránh nhiệt độ quá cao làm chảy bánh tổ. (Cantwell G.E and Shimanuki H. (1969) [15].

2.2.8.2. Xử lý bằng xông hơi

Xông hơi bánh tổ và thùng ong bằng axit axetic nồng độ 80% có hiệu

quả cao khi phòng trừ bệnh Nosema, đặc biệt là ong đ−ợc chuyển nhanh từ

chỗ nhiễm bệnh đến chỗ đ−ợc xử lý xông hơi. Axit đ−ợc hoà với n−ớc theo tỷ lệ 4: 1. Rót 150ml dung dịch xử lý, đặt vào phía trên đỉnh cầu, sau đó đóng cửa sổ trong một tuần để phát huy hết hiệu lực của thuốc. Chú ý cần lấy hết mật tr−ớc khi sử dụng ph−ơng pháp này. (Fries I., 1993) [24].

Theo Michael H. (2005), có thể dùng Ethylen dibromit (C2H4Br2) để

xông hơi các thùng ong và vật liệu nuôi ong, tuy nhiên ph−ơng pháp này còn để lại d− l−ợng thuốc trong mật. [36].

2.2.8.3. Sử dụng thuốc kháng sinh

Biện pháp hiệu quả nhất mà trên thế giới đ7 nghiên cứu áp dụng là sử

dụng thuốc kháng sinh Fumagillin (C26H34O7) đ−ợc tách chiết từ nấm

Aspergillus fumigatus để điều trị bệnh Nosema (Moffet, J. O., Lackett J. J.,Hitchcock, J. D. (1969) ) [37]. Tên th−ơng phẩm của thuốc là Fumidil-B, với hoạt chất Diclohexilamin có tác dụng ngăn chặn quá trình tổng hợp AND

Tr−ờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp --- 17

trong tế bào Nosema apis mà không ảnh h−ởng đến tế bào ký chủ (Liu T. P.,

1973) [34]. Tuy nhiên nh−ợc điểm lớn nhất của Fumagillin là để lại d− l−ợng thuốc rất cao trong các sản phẩm ong, đặc biệt là phấn hoa. Thêm vào đó

Fumagillin rất bền vững ở trong mật (có thể tồn d− ở nhiệt độ 800C trong 15

ngày). Hơn nữa ở nồng độ cao (0, 8mg/ml) có khả năng thay đổi số l−ợng nhiễm sắc thể, nếu những thay đổi đó diễn ra trong các tế bào sinh dục có thể gây ra nhiều rối loạn trong các quá trình sinh sản của ong chúa, ong đực và cả ở ng−ời. Chính vì lý do này mà Uỷ ban Châu Âu đ7 chính thức cấm sử dụng thuốc kháng sinh này trong nghề ong (Staniminorvic Z., Stevanovic J. and Maladenovic M.,2001)[44].

Hiện nay để phòng trị an toàn, hiệu quả và bền vững đối với bệnh

Nosema apis, một số n−ớc trên thế giới đ7 và đang tập trung vào nghiên cứu và sử dụng một số loại axit hữu cơ và các sản phẩm tách chiết có nguồn gốc

thực vật để phòng trị bệnh Nosema apis. Đồng thời đi cùng với nó là các giải

pháp về giống ong và kỹ thuật quản lý trại ong để phòng trị tổng hợp bệnh này.

2.3. Tình hình nghiên cứu trong n−ớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình gây hại của nguyên sinh động vật nosema apis zander (dissociodihaplophasida nosematidae) trên ong mật apis mellifera linnaeus (Trang 25 - 26)