Hệ thống phân loại lớp phủ cho vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu thay đổi lớp phủ thực vật vùng đầu nguồn sông chu huyện thường xuân tỉnh thanh hoá (Trang 54 - 56)

Phân chia các đơn vị lớp phủ thực vật là một vấn đề không hề đơn giản, đặc biệt là bảng phần chia này lại dùng để chiết xuất các thông tin từ ảnh vệ tinh, ở n−ớc ta hiện nay không có bảng phân chia các đơn vị lớp phủ thực vật theo nghĩa tổng quát mà chỉ có bảng phân chia hiện trạng tuỳ thuộc theo từng ngành. Đối với ngành địa chính có hệ thống phân chia các loại đất thể hiện nhiều thông tin

quy hoạch sử dụng đất đai. Với ngành Lâm nghiệp cũng có đơn vị phân chia hiện trạng các đơn vị trạng thái rừng (Thái Văn Trừng, Lotchau), tác giả Thái Văn Trừng đã dựa trên quan điểm hệ sinh thái rừng nh−ng Lotchau lại dựa trên quan điểm trạng thái rừng [1]. Nhìn chung hệ thống này hữu dụng trong ngành lâm nghiệp kể cả quá trình điều tra rừng lẫn xây dựng bản đồ rừng và hiện nay hệ thống này vẫn là hệ thống phân loại chuẩn của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, với các hệ thống chuyên ngành trên, yếu tố kinh nghiệm chuyên gia để xác định đơn vị cũng nh− l−ợng thông tin cần phải có là rất lớn và công nghệ viễn thám (với độ phân giải phổ lớn hơn 10m) khó có thể đáp ứng đ−ợc đặc biệt với các công việc cụ thể ở cấp vi mô. Tuy nhiên công nghệ viễn thám lại mang nhiều những thông tin phong phú và đa dạng trong ứng dụng, do đó với từng công việc cụ thể, mục đích cụ thể mà chúng ta sẽ khai thác các thông tin này một cách phù hợp và linh hoạt. Trong khuôn khổ luận án, việc ứng dụng một hệ thống phân chia các đơn vị lớp phủ thực vật rõ ràng là quan trọng và cần thiết. Qua tham khảo các tài liệu viễn thám về xây dựng và thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật từ ảnh vệ tinh [23,16,17, 27,22], và tìm hiểu thực tế tại huyện Th−ờng Xuân, bảng phân loại lớp phủ thực vật sử dụng để giải đoán ảnh vệ tinh cho vùng đầu nguồn sông Chu đ−ợc chúng tôi ứng dụng trong quá trình hoàn thành luận án nh− bảng 5:

Bảng 5 : Phân loại lớp phủ thực vật.

STT Mã Loại hình Mô tả

1 R1 Rừng tre nứa Đất rừng tre nứa luồng

2 R2 Rừng hỗn giao Đất rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, cọ,…. 3 R3 Rừng gỗ tự nhiên Đất rừng gỗ tự nhiên ch−a chặt phá 4 RT Rừng trồng Rừng gỗ trồng (từ 2 năm tuổi trở lên)

5 B Cây bụi. Gồm các cây bụi, xen lẫn những cây gỗ nhỏ

6 M Mía Đất trồng mía

7 N1 Lúa, màu Đất trồng lúa n−ớc, trồng màu 8 DT Đất trống Đất trống đồi núi trọc, trảng cỏ 9 MN Mặt n−ớc Đất mặt n−ớc

10 DC Dân c−, v−ờn tạp Đất khu dân c− xen lẫn v−ờn tạp

4.3.2 Thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ.

Để chiết xuất thông tin từ ảnh viễn thám có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên dù dùng cách này hay cách khác thì công tác xử lý thông tin ban đầu (tiền xử lý) trong viễn thám là công đoạn rất quan trọng và ảnh h−ởng có tính quyết định đến kết quả cuối cùng. Các ảnh vệ tinh thu thập trong luận án đã đ−ợc hiệu chỉnh sơ bộ nh− hiệu chỉnh bức xạ, khí quyển nên trong phần nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung nắn chỉnh hình học và tăng c−ờng chất l−ợng ảnh ở mức độ chi tiết hơn cho vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu thay đổi lớp phủ thực vật vùng đầu nguồn sông chu huyện thường xuân tỉnh thanh hoá (Trang 54 - 56)