Khái quát biến động thảm thực vật và điều kiện tự nhiên kinh tế xã

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu thay đổi lớp phủ thực vật vùng đầu nguồn sông chu huyện thường xuân tỉnh thanh hoá (Trang 48 - 50)

tự nhiên kinh tế x∙ hội.

Nhìn chung, tr−ớc khi tiến hành nghiên cứu về thảm thực vật của một khu vực nào đó thì chúng ta phải tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu. Căn cứ vào các đặc điểm này chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu để biết về các loài cây trồng chủ yếu cũng nh− phân bố của chúng. Tại Th−ờng Xuân, trong loài cây Lâm nghiệp thì rừng tre nứa chiếm chủ yếu do đất đai và tập quán canh tác ở đây phù hợp với loài cây này hoặc cây mía là cây chủ đạo trong việc phát triển kinh tế đối với các xã vùng bằng, đồi núi thấp do có nhà máy mía đ−ờng Lam sơn và điều kiện giao thông thuận tiện,...

Biến động thảm thực vật th−ờng đ−ợc chia ra làm hai dạng: Biến động theo không gian và biến động theo thời gian. Biến động theo không gian th−ờng bị ảnh h−ởng bởi các yếu tố tự nhiên (địa hình, độ cao, độ dốc,...) và biến động theo thời gian th−ờng bị ảnh h−ởng bởi các yếu tố dân sinh kinh tế

xã hội (dân số, lao động, các chính sách phát triển của địa ph−ơng,....). Chính vì vậy khi nghiên cứu về biến động của lớp thảm thực vật chúng ta cũng sẽ nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Trong luận án do điều kiện thời gian bị hạn chế nên trong tìm hiểu biến động, chúng tôi sẽ nghiên cứu về biến động theo thời gian.

Ngoài ra, trong viễn thám, quá trình ghi nhận các đối t−ợng là quá trình thu nhận các sóng năng l−ợng điện từ phản xạ từ các vật thể nên địa hình (độ cao, độ dốc, h−ớng phơi) là các yếu tố có ảnh h−ởng nhiều đến chất l−ợng ảnh viễn thám. Có thể nói với mỗi loại địa hình khác nhau thì cho các kết quả phản xạ đối t−ợng khác nhau do đó ảnh vệ tinh thu nhận đ−ợc cũng khác nhau khác nhau.

Do vậy để nghiên cứu về lớp thảm thực vật thì nghiên cứu về một số điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cơ bản của vùng nghiên cứu là cần thiết.

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu thay đổi lớp phủ thực vật vùng đầu nguồn sông chu huyện thường xuân tỉnh thanh hoá (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)