Robb [43], Hackett [35], đã thành công trong việc nghiên cứu vẩy củ sạch bệnh làm vật liệu nuôi cấy mô. Goutheret (1969) nghiên cứu hàm l−ợng dinh d−ỡng muối khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự sinh tr−ởng và phân chia tế bào khi nuôi cấy mô tế bào hoa loa kèn. Mii và CS (1974), đã nhân đ−ợc cây hoa loa kèn đỏ sau 6 tuần nuôi cấy. Takayma [47], đã nghiên cứu và thấy rằng: các loại vẩy củ ở các giống có kích th−ớc khác nhau trong cùng một môi tr−ờng nuôi cấy, sẽ cho hệ số nhân khác nhau.
Niimi and Onozawa [40], đã nghiên cứu và phát hiện ra lá là một bộ phận đ−ợc sử dụng làm vật liệu khởi đầu cho nuôi cấy mô. Takayama [47], đã nghiên cứu khả năng tái sinh của cánh hoa loa kèn trong nuôi cấy mô.
Verron (1995), đã tiến hành nuôi cấy thành công đoạn thân, chồi đỉnh, chồi nách của giống Convallaria Maalis trên môi tr−ờng MS có bổ sung vitamin. Cũng trong năm này Miyoshi H, Ymamura J, Tanaka I, đã nghiên cứu việc chuyển trực tiếp mARN ngoại lai vào tế bào của cây hoa loa kèn.
Ajes [25], đã ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy meristem (mô phân sinh đỉnh) để tạo ra các giống hoa loa kèn hoàn toàn sạch virus ở Hà Lan.
Van aartrijk and Blom Barnhoom [49], đã tìm ra môi tr−ờng thích hợp cho nuôi cấy hoa loa kèn là môi tr−ờng MS có hàm l−ợng khoáng giảm đi 1/2. Việc bổ sung thêm inositon và thiamin - HCl đóng vai trò quan trọng trong nhân giống hoa loa kèn bằng nuôi cấy mô.
Swat [46], Schenk [44], đã nghiên cứu một số dung dịch bảo quản hoa lily cắt cành. Kết quả tìm ra dung dịch gồm có (200 ppm 8-hydroxyquinoline citrate (8-HQC) + 3% sucrose ) đã giữ đ−ợc hoa t−ơi lâu hơn 4 tuần trong điều kiện bảo quản lạnh. Sau đó Bang [27], cũng tìm ra hai dung dịch bảo quản hoa
cắt gồm (200 ppm 8-hydroxyquinoline citrate (8-HQC) + 3% sucrose + 50 ppm GA3) và dung dịch (0,2 mM silver thiosunfate (STS) + 10% sucrose + 100 ppm GA3 + 1 mM MnCl2) làm tăng tỷ lệ hoa nở, kéo dài tuổi thọ hoa cắt và giữ cho bộ lá xanh đến khi hoa tàn.
Beattie [28], đã nghiên cứu bảo quản lạnh củ hoa lily tr−ớc khi trồng trong nhà l−ới. Kết quả đối với các giống Asiatic hybrids cần bảo quản ở nhiệt độ 2- 50C trong 6- 10 tuần, còn các giống Oriental hybrids cần bảo quản ở nhiệt độ 2- 40C trong 8 tuần cũng có thể 9- 10 tuần.
De Hertogh [32], đã nghiên cứu khoảng cách trồng cho các giống lily. Đối với loại Asiatic hybrids thì mật độ trồng từ 54- 86 cây/m2, loại Oriental hybrids nên trồng từ 32- 43 cây/m2. Khoảng cách từ 15 - 17,5 cm/cây.
Theo Okazaiki [41], đã nghiên cứu có 8- 15 giống hoa lily phân bố ở Nhật Bản và các n−ớc lân cận nh− Trung Quốc, Đài Loan. Loài L.Longiflorum có 67 triệu củ sản xuất 430 ha ở Nhật Bản, loài L. Speciosum sản xuất trên 550 ha ở Kagosima, Koochi và Fukuoaka, loài L.xformolongi 40 ha ở Nagano và 11 ha ở Hyogo.
Theo Chen [30], đã thống kê gần 46 loài và 18 giống phân bố ở Trung Quốc, chiếm 50% tổng số giống hoa lily của thế giới. Gần đây họ nghiên cứu 12 loài hoa có sức chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của Trung Quốc để phục vụ sản xuất .
Dole [33], đã nghiên cứu cấu trúc cây hoa lily t−ơng lai là những loại dễ nhân giống, dễ kích thích ra hoa, thời gian trồng ngắn, thu hoạch kéo dài, kiểm soát chặt về di truyền, đòi hỏi dinh d−ỡng ít, đa dạng về màu sắc và khả năng chống chịu tốt với điều kiện sinh thái…
Theo Grassotti [34], lily là một trong những loại hoa cắt quan trọng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Italia, diện tích trồng lily của Italia khoảng 280- 300 ha với tổng giá trị thu nhập 71 triệu đôla.
Theo Đặng Văn Đông [5, Tr.7- 9], năm 1997 Hà Lan có 356 ha, đứng thứ 2 trong tổng diện tích hoa cắt trồng bằng củ, sau tuylip. Mỗi năm Hà Lan tạo ra 15- 20 giống mới, sản xuất 1315 triệu củ giống lily cung cấp cho 35 n−ớc khác nhau trên toàn thế giới, giá trị xuất khẩu củ giống khoảng1,3 tỉ guilder Hà Lan (1 guilder = 0.6 đôla). Hiện nay Hà Lan mỗi năm trồng 18000 ha hoa lily trong đó xuất khẩu 70%.
Nhật Bản là n−ớc có truyền thống dùng hoa cắm cành và cũng là một trong những n−ớc sản xuất hoa lớn nhất Châu á, diện tích và sản l−ợng hoa lily đứng ở vị trí thứ 4, trong đó có 2 giống là StarGager và CasaBlanca không những rất đ−ợc −a chuộng ở Nhật Bản mà còn nổi tiếng trên thế giới.
Hàn Quốc là một trong những n−ớc phát triển nghề trồng hoa mạnh, l−ợng xuất khẩu hoa của Hàn Quốc lớn nhất khu vực Đông Bắc á. Theo thống kê năm 2002 Hàn Quốc có 15000 ha trồng hoa với 1,2 vạn ng−ời tham gia, giá trị sản l−ợng đạt 700 triệu đôla. Trong đó lily là loại cây có hiệu quả kinh tế cao trong các loại hoa ở Hàn Quốc.
Kenia là n−ớc sản xuất hoa chủ yếu của châu Phi và là n−ớc xuất khẩu hoa t−ơi lớn nhất châu lục này. Hiện nay, n−ớc này có khoảng 3 vạn nông tr−ờng với hơn 2 triệu ng−ời trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, lily, hồng, mỗi năm xuất khẩu sang Châu Âu 65 triệu đôla, trong đó hoa lily chiếm 35%.
Công nghệ sản xuất hoa lily cắt cành ở Đài Loan rất tiên tiến, trình độ canh tác còn cao hơn cả Hàn Quốc, chỉ kém Nhật Bản, năm 2001 diện tích trồng lily là 490 ha trong đó xuất khẩu lily cắt cành đạt 7,4 triệu đôla.
Tại Mỹ hàng năm có 60% nguồn củ hoa lily nhập khẩu của Hà Lan với hơn 1 tỉ củ hoa, 9% nhập khẩu của Anh, 6% nhập khẩu từ các n−ớc khác, 25% hàng nội địa do Mỹ tự sản xuất.
Ngoài các n−ớc kể trên còn có nhiều n−ớc lớn khác trồng hoa lily nh− Israel, Colombia, Đức, Italia, Mexico…