Thực trạng về phát triển hoa tại Sapa và hiệu quả

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống hoa lily và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sản xuất (Trang 49 - 52)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng về phát triển hoa tại Sapa và hiệu quả

kinh tế đạt đ−ợc.

Sapa là một huyện vùng núi của Tỉnh Lào Cai, diện tích 678,64 km2, dân số 43.600 ng−ời, mật độ 63 ng−ời/ km2, lực l−ợng lao động chiếm 53,8%. Sapa có 17 xã và 1 thị trấn, thị trấn Sapa cách thị xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu. Sapa là cửa ngõ giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc, vị trí địa lý tạo cho Sapa có điều kiện phát triển KTXH, giao l−u, buôn bán với các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng.Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, hàng năm Sapa đón khoảng 200.000 l−ợt khách du lịch tới thăm quan, nghỉ mát.

Sapa ngoài tiềm năng chính là du lịch còn có lợi thế để phát triển nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng cũng đ−ợc chuyển dịch theo h−ớng sản xuất hàng hoá, từ năm 2001- 2005 xu h−ớng đầu t− của nhân dân đã tập trung vào một số cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trong đó, cây hoa là một trong những điển hình, năm 2005 diện tích đất trồng hoa là 84,3 ha, chiếm 20,45% giá trị sản xuất trong cơ cấu ngành trồng trọt của Huyện. Từ định h−ớng của Tỉnh và những lợi thế có sẵn ở địa ph−ơng nhiều hộ nông dân, trang trại, địa ph−ơng đã thực hiện xoá đói giảm nghèo làm giàu nhờ áp dụng TBKH và công nghệ, xu thế này đang ngày càng đ−ợc mở rộng.

Nghề trồng hoa ở Sapa mới đ−ợc khai thác và phát triển từ năm 2000 đến nay, bởi vậy nghề trồng hoa nơi đây còn rất non trẻ, nh−ng tốc độ phát

triển rất nhanh. Tr−ớc năm 2000 việc trồng hoa chỉ đ−ợc trồng làm cảnh rải rác trong các hộ gia đình. Từ năm 2002 trở lại đây, do lợi nhuận từ nghề trồng hoa đem lại cao, nên diện tích hoa các loại ngày một tăng nhanh và cây hoa đã trở thành cây chủ lực cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Sapa.

Đến nay diện tích trồng hoa trên địa bàn toàn huyện Sapa có hơn 80 ha, với 33 hộ tham gia sản xuất các loại hoa nh−: hoa hồng, đồng tiền, cúc, layơn, rum… Ngoài diện tích trồng các loại hoa trên còn có 15- 20 hộ trồng hoa lan (phong lan và địa lan) mỗi hộ có hàng ngàn chậu và Sapa đã có 1 ha sản xuất hoa lily.

Do địa hình Sapa có độ dốc cao, vì vậy việc trồng trọt các loại hoa nói chung đều phải làm thành ruộng bậc thang, chi phí cho việc san gạt cũng rất lớn. Nh−ng Sapa lại có lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động nên việc chọn đất sản xuất và bố trí thời vụ cũng rất thuận lợi, đặc biệt là việc bố trí sản xuất hoa trái vụ.

Hoa lily ở Sapa thực tế mới đ−ợc trồng ở vụ thu đông năm 2003 với các giống Siberia, Tiber và Soborne. Năm 2004 các giống trên đ−ợc tiếp tục trồng ở hai vụ thu đông và đông xuân tại Sapa. Kết quả là các giống này rất thích hợp với điều kiện sinh thái của Sapa, cây sinh tr−ởng tốt và hoa có chất l−ợng cũng nh− màu sắc hấp dẫn. Giá bán tại thị tr−ờng trong tỉnh rất cao từ 30000- 40000 đồng/cành. Trong khi đó hoa nhập từ Trung Quốc về bán tại thị tr−ờng Lào Cai có giá từ 50000- 55000 đồng/cành.

Hiện nay, ở Lào Cai hoa lily đ−ợc xếp vào loại hoa cao cấp, có giá trị kinh tế cao chỉ sau trồng 3- 4 tháng 1 ha lily cho thu nhập khoảng 4 tỷ đồng, nh−ng sản xuất hoa lily cần đầu t− lớn và mang tính thời vụ cao. Bên cạnh đó phải dựa vào nhu cầu thị tr−ờng để lựa chọn chủng loại hoa sau đó xác định qui mô và ph−ơng thức sản xuất. Ngoài yếu tố chính là chất l−ợng hoa thì giá thành hoa cũng đặc biệt đ−ợc quan tâm, chỉ có hạ giá thành sản phẩm mới

tăng đ−ợc sức mạnh cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế, nhanh thu hồi vốn và tái đầu t− mở rộng… Qua điều tra chúng tôi thấy lợi nhuận thu đ−ợc từ 1 ha sản xuất lily của nông dân ở tại Sapa nh− kết quả bảng 4.1.

Bảng 4.1: Hiệu quả kinh tế sản xuất 1ha hoa lily của nông dân

Đơn vị: 1000 đồng

STT Hạng mục đầu t− ĐVT Số l−ợng

Đơn giá Thành tiền

1 Nhà l−ới khấu hao 8 vụ m2 10000 150 187500 2 Củ giống lily thơm Củ 350000 12 4200000

3 Phân chuồng Tấn 10 500 5000 4 Phân đạm Kg 300 4,5 1350 5 Phân lân Kg 400 1,7 680 6 Phân kali Kg 300 4,5 1350 7 Phân vi l−ợng Kg 100 30 3000 8 Thuốc trừ bệnh Kg 20 500 10000 9 Thuốc trừ sâu Kg 20 500 10000 10 Thuốc kích thích sinh tr−ởng Kg 1,5 6000 9000 11 Công lao động Công 2000 40 80000

12 Chi khác (vật t− dẻ tiền, n−ớc, điện, thuế đất…)

50000

14 Tổng chi phí (1) …(12) 4557880

15 Lợi nhuận (13) - (14) 3842120

Nh− vậy, chỉ sau trồng khoảng 3- 4 tháng ng−ời sản xuất thu lợi khoảng gần 4 tỷ đồng sau khi đã trừ các chi phí. Song thực tế nghề trồng hoa của Sapa nói chung và hoa lily nói riêng còn có nhiều hạn chế, các sản phẩm hoa ch−a đủ tiêu chuẩn cao cấp để đáp ứng nhu cầu ng−ời tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Nguyên nhân là khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế, ch−a có các giống hoa chủ lực cho sản xuất hoa cao cấp, nên lợi nhuận của hoa lily cắt cành thu đ−ợc ch−a cao.

4.2. Đặc điểm sinh tr−ởng phát triển, năng suất và chất

l−ợng của các giống hoa lily trồng tại Sapa- Lào Cai

Sapa có điều kiện khí hậu rất thích hợp cho việc trồng hoa lily, để có cơ sở chắc chắn tr−ớc khi phổ triển các giống hoa lily cũng nh− các mô hình sản xuất hoa lily cao cấp ra diện rộng, tháng 6 năm 2005 chúng tôi tiến hành nhập từ Trung Quốc tập đoàn gồm 5 giống hoa lily thơm là Miami, Motherschioce, Berlin, Starghter và Little Girl để khảo nghiệm ở vụ hè thu và vụ đông xuân tại Sapa- Lào Cai.

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống hoa lily và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sản xuất (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)