4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.6. Tình hình sâu bệnh hại các giống hoa lily sản xuất ở
Sapa- Lào Cai
Từ các kết quả khảo nghiệm của vụ hè thu và vụ đông xuân tại Sapa- Lào Cai, chúng tôi thấy rằng 5 giống lily thơm nhập nội về sản xuất đều thích nghi với điều kiện canh tác, điều kiện tự nhiên của địa ph−ơng.
Trong khi sản xuất thử nghiệm ở Sapa chúng tôi thấy các giống có tỷ lệ sâu bệnh hại rất thấp, qua thực tế và đối chiếu với các tài liệu về hoa lily thấy rằng một số loại sâu bệnh hại lily th−ờng gặp là: Bệnh thối thân, bệnh đốm lá, bệnh cháy lá, bệnh vàng lá và bệnh vàng nụ và teo nụ.
Bảng 4.18: Tình hình sâu bệnh hại hoa lily trồng tại Sapa Giống
Loại sâu bệnh hại
Miam Moth Berl Star Litt
Bệnh thối thân * ** * ** * Bệnh đốm lá * * * Bệnh cháy lá * * * * * Bệnh vàng lá sinh lý * * Bệnh vàng nụ và teo nụ * * Rệp * * * * *
Ghi chú: *: Cây bị nhiễm bệnh ở cấp độ nhẹ
**: Cây bị nhiễm bệnh ở cấp độ trung bình
Bệnh thối thân th−ờng xuất hiện từ khi mọc mầm đến khi xuất hiện nụ. Nguyên nhân là khuẩn l−ỡi liềm có tên khoa học là Fusarium oxysporum gây ra. Triệu trứng là ở đỉnh vỏ củ hoặc mặt bên và nơi giáp vỏ củ với rễ xuất hiện
dẫn đến thối gốc làm cây bị chết. Phần trên mặt đất các lá non phát triển ch−a đầy đủ khi mới bị nhiễm gốc lá bị biến màu chuyển từ màu xanh sang màu vàng, sau đó lan ra toàn bộ lá rồi biến thành màu nâu lá bị rụng. Trong 5 giống thí nghiệm có giống Starghter bị nhiễm bệnh này khoảng 2%, Motherschioce 3% ở giai đoạn sau trồng 35- 45 ngày. các giống khác không bị nhiễm bệnh này.
Bệnh đốm lá: th−ờng xuất hiện từ khi trồng đến khi thu hoạch. Nguyên nhân do nấm Botrytis gây ra. Triệu trứng: trên lá ban đầu vết bệnh có hình tròn màu đen nâu, về sau vết bệnh lan rộng khô đi chuyển sang màu trắng mờ, vết bệnh lõm xuống, nếu bị nặng lá sẽ bị vẹo vọ, cây sinh tr−ởng kém. Trên thân khi bện lan rộng làm khu vực bị bệnh thối toàn bộ vỏ, lá rụng. Trên hoa khi bị bệnh xâm nhập vào lúc hoa còn nhỏ làm cho nụ hoa bị thối hoặc dị hình, khi hoa đã lớn làm cánh hoa xuất hiện các đốm bị úng n−ớc, cánh hoa rễ rụng. Các giống bị nhiễm bệnh này chỉ có Motherschioce, Starghter và Berlin, song nhiễm ở mức độ nhẹ, th−ờng gặp khi cây cao 25- 30 cm đến khi có nụ.
Bệnh cháy lá: nguyên nhân do sự mất cân bằng giữa việc hấp thu và thoát hơi n−ớc gây ra, sự thay đổi đột ngột ẩm độ trong nhà trồng cũng gây ảnh h−ởng t−ơng tự. Đây là một bệnh sinh lý, phát sinh mạnh khi cây cao 15- 20 cm cho đến khi cây có nụ nhỏ. Các giống đều bị nhiễm bệnh này nh−ng ở mức độ thấp, đặc biệt là ở vụ đông xuân bệnh này hay gặp trên lá hơn.
Bệnh vàng lá sinh lý do thiếu sắt và thiếu đạm, th−ờng phát sinh phát triển từ khi cây xuất hiện nụ đến khi thu hoạch. Triệu trứng thiếu đạm là toàn bộ phiến lá bị biến vàng, cây còi cọc, phát triển kém. Khi thiếu sắt lá cây (lá bánh tẻ và lá non) chuyển dần sang màu vàng nh−ng gân lá vẫn còn màu xanh. Trong thí nghiệm giống Berlin, Miami bị nhiễm nhẹ.
Bệnh vàng nụ và teo nụ th−ờng xuất hiện khi cây bắt đầu có nụ đến khi nụ lớn. nguyên nhân là do thiếu ánh sáng. Triệu trứng th−ờng thấy là sự dài ra của cuống nụ chậm, các nụ ở vị trí thấp kém phát triển và chuyển dần sang màu vàng trắng sau đó bị khô teo đi, động nhẹ vào thì nụ rụng ra khỏi cuống. giống bị nhiễm bệnh này chỉ có Starghter và Motherschioce nh−ng ở mức nhẹ.
Rệp gây hại th−ờng xuất hiện trong suốt thời gian sinh tr−ởng phát triển của cây, chúng th−ờng gây hại trên lá non và nụ hoa. Rệp chích hút làm cho lá bị cong queo, biến dạng, nụ hoa nhỏ đi, khi nở cánh bị biến màu, độ bền hoa thấp. Tất cả 5