Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề của hộ nông dân ở huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 41)

3. Đặc đIểm địa bàn nghiên cứu và ph−ơng pháp nghiên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm trên trục đ−ờng quốc lộ 1A cách thành phố Vinh 40 km về phía Bắc.

Địa bàn huyện nằm dọc hai bên đ−ờng quốc lộ 1A và đ−ờng sắt Bắc Nam. Ngoài ra còn có quốc lộ 7, tỉnh lộ 38, 48 nối với các huyện phía Tây Nghệ An và n−ớc bạn Lào. Bên cạnh đó còn có đ−ờng biển với các bến nhỏ. Do đó, Diễn Châu có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác, là điều kiện thuận lợi cho giao l−u buôn bán, trao đổi hàng hoá và phát triển sản xuất.

Diễn Châu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh h−ởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Nam và miền Bắc của đất n−ớc: khí hậu nhiệt đới điển hình ở miền Nam và khí hậu t−ơng đối lạnh về mùa Đông ở miền Bắc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa m−a trùng với mùa bão lụt, l−ợng m−a trung bình là 1600 - 1800 mm/năm nh−ng tập trung chủ yếu vào tháng 9,10 và tiểu mãn tháng 5. L−ợng m−a hàng năm t−ơng đối lớn nên nguồn mặt n−ớc khá dồi dào thuận lợi cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, l−ợng m−a phân bố không đồng đều trong năm nên đòi hỏi phải có biện pháp thủy lợi để điều tiết và sử dụng hợp lý. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, trùng với mùa nắng gay gắt, có gió Tây nóng (gió Lào) xuất hiện từ khoảng tháng 4 đến tháng 8. M−a ít, l−ợng bốc hơi lớn vào mùa khô th−ờng gây ra những đợt hạn hán nghiêm trọng. Xen kẽ giữa hai mùa là khí hậu chuyển tiếp giữa hạ sang thu ngắn th−ờng có bão, lũ [40].

Là một huyện đồng bằng ven biển, do vậy độ ẩm trung bình cao, độ ẩm không khí trung bình năm 83%, trong mùa m−a có khi độ ẩm lên đến 90%.

tháng 6,7 nhiệt độ từ 39,80C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, tháng 1, nhiệt độ từ 10 - 180C. Số giờ nắng trung bình từ 1465 - 1742 giờ/năm. Các tháng giữa mùa hè có số giờ nắng lớn hơn 200 giờ/ tháng còn các tháng giữa mùa đông có số giờ nắng xấp xỉ 100 giờ/tháng [40].

Năm 2003, diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 30.492,36 ha, trong đó đất nông nghiệp là 15.406 ha chiếm 50,52%. Địa hình của huyện đa dạng có vùng đồi núi, đồng bằng, cát nội đồng và vùng ven biển thấp dần từ Tây sang Đông [40].

Về sông ngòi, Diễn Châu có hệ thống sông lớn là sông Bùng. Ngoài ra có kênh nhà Lê cung cấp nguồn n−ớc t−ới chính cho đất canh tác trong vùng. Hệ thống nguồn n−ớc phục vụ cho sản xuất còn đ−ợc lấy từ hệ thống thuỷ lợi bắc Nghệ An, từ Ba Ra huyện Đô L−ơng, các đập Hồ Xuân D−ơng, Bàu Da. Khi có m−a lũ, hệ thống kênh Vách Bắc và những kênh tiêu chính có nhiệm vụ đổ n−ớc ra biển, hạn chế úng lụt mùa màng.

Trung tâm huyện Diễn Châu là thị trấn Diễn Châu có quốc lộ 1A chạy qua tạo nên đ−ờng trục giao thông chính và quan trọng của huyện. Hệ thống đ−ờng giao thông liên thôn, liên xã khá hoàn chỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để giao l−u, trao đổi hàng hoá, tiếp cận thị tr−ờng và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất và tạo điều kiện cho quá trình CNH - HĐH.

Là huyện đồng bằng ven biển nh−ng toàn huyện có 23,37% vùng đồi núi, 51,57% vùng đồng bằng nên Diễn Châu có cả tài nguyên rừng và tài nguyên biển. Hải phận của huyện Diễn Châu là 425 hải lý vuông, chiều dài bờ biển 25 km, với cửa Vạn Lạch có khả năng phát triển vận tải biển. Biển cung cấp hải sản cho các làng chài và đã hình thành nên làng nghề chế biến hải sản ở Hải Đông (xã Diễn Bích). Sản l−ợng đánh bắt hàng năm khoảng 10 - 12 ngàn tấn cá, tôm, mực và các loại hải sản khác. Bờ biển Diễn Châu có bãi tắm Diễn Thành, Hòn Câu và Cửa Hiền có thể kết hợp với Đền Cuông, Lèn Hai Vai, Hồ Xuân D−ơng tạo nên quần thể du lịch, góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện [39].

Tuy tài nguyên thiên nhiên của Diễn Châu khá phong phú nh−ng việc tổ chức khai thác còn nhiều bất cập. Sự khai thác do không có tổ chức còn nhiều dẫn đến tình trạng không đảm bảo an toàn lao động và ô nhiễm môi tr−ờng. Đồng thời do thời tiết khí hậu khá khắc nghiệt, hạn hán khô nóng vào mùa hè, bão lụt về mùa m−a gây ảnh h−ởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Diện tích đất trống đồi núi trọc, đất cát và đất bạc màu lớn gây ảnh h−ởng đến sản xuất nông nghiệp và môi tr−ờng sinh thái.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - x hội

* Tình hình dân số và lao động

Năm 2003, dân số toàn huyện Diễn Châu là 284.826 ng−ời, có tập quán sinh hoạt t−ơng đối đồng nhất. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện là 0,96%. Cũng nh− các vùng NT khác của cả n−ớc, lực l−ợng lao động NT của Diễn Châu khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động là 148.028 ng−ời, chiếm 51,97% dân số. Do vậy, nhu cầu cần tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân đang là vấn đề bức xúc cần có những biện pháp giải quyết. 51,97% dân số trong độ tuổi lao động đã tạo nên sức ép lớn về nhu cầu công ăn việc làm. Lao động nông nghiệp của huyện 118.896 ng−ời chiếm 80,32% trong tổng số lao động và mới chỉ sử dụng hết gần 60% thời gian lao động [41]. Trong những năm gần đây cùng với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu và tỉnh Nghệ An đã tạo thêm đ−ợc nhiều việc làm cho ng−ời lao động. Đặc biệt là chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề NT đã thu hút đ−ợc hàng ngàn lao động của huyện đồng thời giảm thời gian nhàn rỗi cho bà con nông dân. Tỷ lệ hộ đói, nghèo của huyện đã có xu h−ớng giảm mạnh nay còn khoảng 11% hộ nghèo và 2% hộ đói [41]. Trong những năm qua, cũng nh− nhiều địa ph−ơng khác trong cả n−ớc, Diễn Châu đã xây dựng cho mình một chiến l−ợc để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - th−ơng mại và dịch vụ.

Mặc dù với số l−ợng ch−a nhiều nh−ng đã tăng dần lực l−ợng lao động phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - th−ơng mại năm sau cao hơn năm tr−ớc và đang từng b−ớc giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ng− trong GDP của huyện. Đây là một dấu hiệu tốt của sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

* Đất và tình hình sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Diễn Châu là 30.492,36 ha, trong đó đất đã sử dụng 26.188,52 ha, chiếm 85,89% và đất ch−a sử dụng còn 4.303,84 ha, chiếm 14,11%. Đất nông nghiệp là 15.406,00 ha, chiếm 50,52% diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp là 5.366,11 ha, chiếm 17,60%. Đất sử dụng vào các mục đích công nghiệp, xây dựng, thuỷ lợi,... là 4.166,85 ha, chiếm 13,67%. Diện tích đất ở là 1.249,56 ha, chiếm 4,10% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu ng−ời là 548,75m2/ng−ời [41]. Diện tích đất nông nghiệp của huyện có xu h−ớng giảm dần do áp lực tăng dân số và do một số hộ làm nông nghiệp chuyển một phần diện tích đất trồng trọt sang xây dựng đất ở và một số ngành nghề khác. Là một huyện có nhiều lợi thế thu hút công nghiệp phát triển nên một phần diện tích đất nông nghiệp chất l−ợng thấp đã đ−ợc các nhà đầu t− đến xây dựng.

* Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông đ−ờng bộ của huyện t−ơng đối hoàn thiện. Tuyến quốc lộ 1A chạy xuyên qua huyện là cầu nối giao thông quan trọng để phát triển kinh tế của huyện. Thực hiện chủ tr−ơng Nhà n−ớc và nhân dân cùng làm trong đó nhân dân đóng góp để làm giao thông NT là chủ yếu. Đến nay đã có 33/39 xã, thị trấn làm đ−ờng nhựa đến trung tâm xã, thị trấn với số l−ợng chiều dài 110 km/290 km. Song song với phong trào làm đ−ờng nhựa, phong trào làm đ−ờng bêtông thôn xóm đã đ−ợc khơi dậy. Mặc dù các xã làm ch−a thực đồng đều và mạnh mẽ nh−ng b−ớc đầu đã làm đ−ợc 180 km/1110 km đ−ờng bêtông. Với hệ thống giao thông nh− vậy đã tạo thuận lợi cho việc đi lại

và phát triển sản xuất của nhân dân.

Hệ thống thuỷ lợi của huyện đang b−ớc đầu dần đ−ợc củng cố lại và nâng cấp. Các xã trong huyện cũng đang dần hoàn thiện hệ thống kênh m−ơng kiên cố. Đến nay ch−ơng tình bêtông hoá kênh m−ơng đã thực hiện khá hoàn chỉnh ở vùng lúa, đã làm đ−ợc 233,8 km, còn lại 76 km theo quy hoạch ch−a đ−ợc kiên cố. Đặc biệt là việc kiên cố hoá kênh m−ơng t−ới tiêu vùng màu ch−a đ−ợc chú trọng đúng mức. Hệ thống đê biển đã đ−ợc kiên cố hoá 12 km [41].

Toàn huyện có 124 trạm biến áp lớn nhỏ ở các xã có công suất từ 10/0,4 kV (90 trạm) đến 35/0,4kV (30 trạm) với tổng công suất hoạt động là 12.100 kVA, có 201,4 km đ−ờng dây cao thế và 1190 km đ−ờng dây hạ thế. Năm 2002, 100% số xã, xóm trong huyện đã dùng điện quốc gia [41]. Nhiều xã đã nâng cấp mới các trạm biến áp để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Nh−ng nhiều trạm biến áp và đ−ờng dây đã xây dựng quá lâu cộng với các đ−ờng dây hạ thế quá cũ, nhất là các đ−ờng dây xuống xã quá dài gây tổn thất lớn về điện năng dẫn đến giá thành điện cao.

Công tác thông tin liên lạc trong các năm qua đ−ợc quan tâm đúng mức, 100% số xã có điểm b−u điện văn hoá xã. Đến nay toàn huyện có gần 6000 máy điện thoại, bình quân 2,12 máy/100 dân. Đài truyền hình huyện đã đ−ợc nâng cấp và phủ sóng cho 100% số xã trong huyện nhằm giúp cho nhân dân nắm bắt thông tin kịp thời phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất [41].

Các công trình văn hoá, y tế, giáo dục cũng phát triển tốt. Các xã trong huyện đã có đầy đủ phòng học cho trẻ em đến tr−ờng. Trong những năm qua nhân dân Diễn Châu đã tập trung chú trọng việc dạy và học, do vậy số học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ngày một tăng. Mạng l−ới y tế xã phát triển khá tốt, 100% trạm xá xã có bác sỹ, 100% xóm có y tá, 39/39 xã thị trấn có trạm y tế và đ−ợc xây dựng khang trang.

* Tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế

Nông - lâm - ng− nghiệp, tổng diện tích gieo trồng của huyện tăng từ 34.000 ha (năm 2000) lên 37.500 ha (năm 2003). Năng suất lúa tăng. Năm 2003 sản l−ợng l−ơng thực có hạt quy thóc đạt 102.537 tấn (trong đó lúa đạt 90.266 tấn), l−ơng thực bình quân đầu ng−ời đạt 360 kg (toàn tỉnh là 327 kg)

Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu đ−ợc chăm lo phát triển. Hình thành vùng trồng cây công nghiệp tập trung ngày càng chú trọng thâm canh nh− cây lạc, diện tích tăng từ 3.593 ha (năm 1995) lên 3.629 ha (năm2003). Sản l−ợng tăng từ 4.537 tấn (năm 1995) lên đến 5.758 tấn (năm 2003) góp phần tạo ra số sản phẩm hàng hoá có giá trị lớn [41].

Chăn nuôi phát triển ổn định và toàn diện cả về số l−ợng và chất l−ợng, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (30%), tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong và ngoài huyện, góp phần làm tăng giá trị ngành nông nghiệp, tăng tổng thể nền kinh tế.

Công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi, trồng rừng kết hợp với việc giao đất, giao rừng cho nhân dân đạt kết quả khá, hình thành nhiều mô hình kinh tế v−ờn rừng, v−ờn đồi, nông lâm kết hợp làm ăn có hiệu quả, b−ớc đầu đã hình thành mô hình kinh tế trang trại. Tiếp tục chăm sóc bảo vệ rừng hiện có và trồng thêm rừng mới phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đến năm 2003 đã có 5.214,11 ha rừng gồm 95,3 ha rừng tự nhiên và 5118,81 ha rừng trồng. Hàng năm có trên 1.509 ha đ−ợc chăm sóc và 200 ha đ−ợc khoanh nuôi làm cho độ che phủ ngày càng đ−ợc tăng lên [41].

Phát triển ngành thuỷ sản là một trong những mối quan tâm của huyện nhằm khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình. Nâng cao hiệu quả và năng lực đánh bắt hải sản, khai thác hợp lý vùng lộng, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ, tiếp tục thực hiện ch−ơng trình ra khơi. Năm 2003 sản l−ợng khai thác đạt 12.750 tấn. Nghề nuôi trồng tôm, cua mới đ−ợc hình thành và thực hiện mấy năm gần đây nh−ng sản l−ợng nuôi trồng đã tăng đáng kể, đạt 32 tấn năm 2003 với diện tích 215 ha [41].

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt mức tăng tr−ởng khá. Tổng giá trị sản xuất của ngành năm 2002 đạt 197.570 triệu đồng, năm 2003 đạt 253.902 triệu đồng, tăng 28,51% so với năm 2002 [41].

Hoạt động th−ơng mại - dịch vụ của huyện trong những năm qua có nhiều b−ớc phát triển đáng kể. Tổng giá trị sản xuất năm 2002 là 520.523 triệu đồng và đ−ợc tăng nhanh trong những năm tiếp theo, năm 2003 đạt 735.488 triệu đồng, tăng 41,30% so với năm 2002. Tốc độ tăng tr−ởng bình quân giai đoạn 2001 - 2003 là 42,98% [41].

Biểu đồ 1. Cơ cấu kinh tế huyện Diễn Châu năm 2003

41.83

14.93 43.24

- Nông, lâm, ng− - CN - TTCN - XDCB - DV - TM

Trên địa bàn huyện đã hoàn chỉnh quy hoạch khu vực bãi tắm Diễn Thành, b−ớc đầu thu hút đ−ợc nhiều nhà đầu t−. Từng b−ớc xây dựng khu du lịch Đền Cuông - Hồ Xuân D−ơng, biển Diễn Thành, Lèn Hai Vai, Cửa Hiền và Hòn Câu - Diễn Hải. Khuyến khích các tổ chức trong và ngoài huyện xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ để thu hút khách du lịch nghỉ mát.

* Nhận xét chung về điều kiện kinh tế - x hội của Diễn Châu

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu trong 3 năm vừa qua cho thấy rằng kinh tế Diễn Châu liên tục tăng qua các năm. Một xu h−ớng đáng mừng là tốc độ tăng tr−ởng kinh tế của huyện t−ơng đối cao và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của huyện đã dần theo chiều h−ớng

ngày càng tiến bộ (tỷ trọng nông - lâm - ng− nghiệp giảm dần trong khi tỷ trọng công th−ơng nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng) theo h−ớng CNH - HĐH. Nhiều nhà máy công nghiệp đang đ−ợc xây dựng trên địa bàn huyện, nhiều ngành nghề đang đ−ợc mở mang, các ngành nghề truyền thống đang dần đ−ợc khôi phục. Huyện đã cơ bản giải quyết đ−ợc vấn đề l−ơng thực tại chỗ, cơ cấu cây trồng vật nuôi đ−ợc chuyển đổi mạnh, trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi của nông dân đã đ−ợc nâng lên đáng kể, các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm đầu t− nuôi trồng thuỷ sản nên b−ớc đầu cho kết quả khả quan, huyện đã kết hợp đ−ợc nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Do đó, nhìn chung nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân đ−ợc cải thiện rõ rệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội đ−ợc giữ vững. Tuy vậy quá trình phát triển trong những năm tr−ớc mắt của huyện đòi hỏi cán bộ và nhân dân huyện Diễn Châu phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Tr−ớc mắt cần kết hợp nhiều nguồn lực tập trung thực hiện ch−ơng trình xoá đói giảm nghèo bằng nhiều biện pháp tổng hợp, từng b−ớc

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề của hộ nông dân ở huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)