Thực tiễn phát triển ngành nghề nông thôn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề của hộ nông dân ở huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 33 - 39)

2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ngành nghề

2.2.2. Thực tiễn phát triển ngành nghề nông thôn ở Việt Nam

Cùng với sản xuất nông nghiệp, hoạt động ngành nghề, dịch vụ đ−ợc hình thành và phát triển trong các hộ gia đình nông dân n−ớc ta từ lâu đời. Khó có thể

xác định đ−ợc thời gian xuất hiện chính xác của các NNNT và các làng nghề Việt Nam nh−ng có thể khẳng định đây là những nghề, những làng nghề đã xuất hiện rất lâu và góp phần không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của đất n−ớc [11].

Từ thời Bắc thuộc (thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IX), bên cạnh nông nghiệp các ngành thủ công nghiệp và thủ công mỹ nghệ cũng đ−ợc mở mang nh−: −ơm tơ, dệt lụa, kéo sợi, dệt vải, gốm sứ, đúc đồng, rèn sắt, làm đ−ờng, làm muối [12]. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX ở n−ớc ta nhiều trung tâm thủ công nghiệp ở nông thôn đ−ợc hình thành và phát triển trở thành những làng nghề, ph−ờng thủ công...., đã tổ chức ra các x−ởng thủ công tập trung, ban hành những quy định về mở chợ, họp chợ và tạo điều kiện cho chợ phát triển, thúc đẩy l−u thông [12].

Từ sau năm 1945 đến tr−ớc ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở miền Bắc với phong trào hợp tác hoá cao độ hoạt động ngành nghề, dịch vụ ở hộ nông dân hầu nh− không đ−ợc phát triển. ở miền Nam, nông dân tự bỏ vốn đầu t− trang bị và sử dụng các loại máy nông nghiệp, dần dần hình thành một lực l−ợng dịch vụ cơ khí t− nhân ở nông thôn. Các hộ nông dân ở miền Nam có máy kéo và máy nông nghiệp đã đi làm đất, bơm n−ớc, đập lúa thuê, xay xát và đã xuất hiện các điểm t− nhân sửa chữa máy. Hệ thống cung ứng dịch vụ máy móc, xăng dầu, phụ tùng, cơ khí, phân bón, thuốc trừ sâu... mở rộng đến các vùng, các tụ điểm kinh tế, các đầu mối giao l−u, hệ thống mua thu gom đã hình thành để l−u thông tiêu thụ sản phẩm tận thôn ấp, thị tứ. Việc trang bị máy móc công cụ nhờ viện trợ n−ớc ngoài để nhập máy móc công cụ và sự tài trợ của ngân hàng phát triển châu á cho ch−ơng trình cơ giới hoá nông nghiệp miền Nam [12] đã thúc đẩy phát triển hoạt động ngành nghề, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở hộ nông dân.

Sau khi thống nhất đất n−ớc kinh tế hộ nông dân gần nh− không tồn tại. Với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của n−ớc ta bị giảm sút nghiêm trọng đời sống của ng−ời nông dân gặp nhiều khó khăn [1].

Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung −ơng Đảng khoá VI (năm 1988), ban hành Nghị quyết 10 đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ đổi mới nền sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn n−ớc ta [3]. Vai trò tự chủ của hộ nông dân đ−ợc thừa nhận, sức sản xuất đ−ợc giải phóng và tiếp theo nông dân đ−ợc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài. Với quan điểm nhất quán chuyển dần sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đã có b−ớc chuyển căn bản về cấu trúc nền sản xuất xã hội, theo h−ớng dân chủ hoá, khai thác mọi tiềm năng hiện thực. Bên cạnh việc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà n−ớc, tạo chủ tr−ơng khuyến khích công nghiệp và dịch vụ gia đình phát triển. Nghị quyết Hội nghị đại Bảng giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII tiếp tục làm rõ thêm "Kinh tế cá thể, tiểu chủ, phần lớn d−ới hình thức hộ gia đình, đang là một bộ phận đông đảo, có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng lâu dài. Phải có chính sách giúp đỡ, hỗ trợ thành phần này về vốn, về công nghệ, về thông tin thị tr−ờng... giúp họ làm ăn có hiệu quả, tạo thêm công ăn việc làm và đóng góp vào công cuộc phát triển của đất n−ớc".

Nhờ có chủ tr−ơng và chính sách ấy mà công nghiệp và dịch vụ gia đình đã phát triển mạnh mẽ, nhiều ngành nghề truyền thống đã đ−ợc khôi phục và phát triển, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, đặc biệt là hệ thống dịch vụ gia đình rộng khắp thoả mãn mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Nhờ vậy, không chỉ sản xuất nông nghiệp đạt đ−ợc nhiều thành tựu to lớn mà hoạt động ngành nghề dịch vụ của hộ nông dân đ−ợc khôi phục và phát triển mạnh.

Đến nay, cả n−ớc đã có khoảng 27% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề; 13% số hộ chuyên sản xuất ngành nghề; 40.500 cơ sở (trong đó: Doanh nghiệp nhà n−ớc chiếm 14,1%, HTX chiếm 5,8%, DNTN chiếm 80,1%) thu hút đ−ợc hơn 11 triệu lao động, chiếm 30% lực l−ợng lao động NT. Ngành nghề NT đã sản xuất ra một khối l−ợng hàng hoá lớn, năm 2000 đạt giá trị sản l−ợng khoảng hơn 40.000 tỷ đồng và có tốc độ tăng tr−ởng khoảng 9%. Thu nhập bình quân của

một hộ ngành nghề bằng 3 - 4 lần thu nhập của hộ nông nghiệp [43].

Phát triển NNNT đã làm tăng tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn. Qua số liệu ở bảng 2.1 cho thấy tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở NT theo các vùng kinh tế ở n−ớc ta đã tăng dần qua các năm.

Bảng 2.1. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn

(ĐVT: %) Năm Vùng 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Cả n−ớc 73,1 71,1 73,6 74,2 74,3 75,3 77,7 Vùng Đông Bắc 74,4 67,2 71,7 73,0 73,1 75,9 77,1 Vùng Tây Bắc 74,4 66,5 72,6 73,4 72,8 71,1 74,3 Đồng bằng sông Hồng 72,9 72,5 73,9 75,7 75,4 75,4 78,3 Bắc Trung bộ 72,9 69,2 72,3 72,1 72,5 74,5 75,6 Nam Trung bộ 71,6 72,6 74,0 73,9 74,6 74,9 77,3 Tây Nguyên 74,1 77,2 78,7 77,0 77,2 78,0 80,4 Đông Nam bộ 74,5 74,6 76,2 76,6 76,4 75,4 78,5

Đồng bằng sông Cửu Long 71,6 71,4 73,2 73,2 73,4 76,6 78,3

(Nguồn: Số liệu Thống kê [27])

Chất l−ợng lao động nhìn chung đã đ−ợc cải thiện và phát triển theo h−ớng ổn định hơn. Trình độ văn hoá của lao động NNNT đang đ−ợc nâng cao dần, điều này đ−ợc phản ánh ở tỷ lệ lao động ngành nghề tốt nghiệp cấp II trở lên chiếm trên 70% ở các hộ và các cơ sở chuyên, từ 55 - 60% là ở các hộ kiêm. Thời gian lao động trong năm của các hộ và các cơ sở cũng cao hơn, đạt khoảng 10 tháng trong năm [10].

Ngành nghề phát triển làm cho kinh tế NT ngày càng phát triển và đời sống nhân dân đ−ợc nâng cao. Thu nhập của ng−ời lao động làm nghề th−ờng cao hơn so với thu nhập của ng−ời lao động làm nông nghiệp. Tiền công của lao động có kỹ thuật trong làng nghề gốm sứ, chạm khắc gỗ, rèn đúc đạt đ−ợc từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng/LĐ/tháng, khai thác đá từ 20 - 70 ngàn đồng/1ngày

công, dệt vải và thêu ren từ 180 ngàn đến 300 ngàn đồng/1 tháng [16].

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đ−ợc, kinh tế nông thôn n−ớc ta khi b−ớc vào thế kỷ XXI vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ; trong đó những bất cập trong cơ cấu kinh tế vẫn còn nhiều và rõ nét, đã và đang hạn chế quy mô và tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001 do Tổng Cục Thống kê công bố tháng 4 năm 2002, khu vực NT có 13,2 triệu hộ, trong đó 79,8% số hộ làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, chỉ có 17% số hộ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Hai tỷ lệ t−ơng ứng của năm 1994 là 81,6% và 8,0%. Nh− vậy, sau 7 năm cơ cấu ngành nghề của hộ và lao động nông thôn chuyển dịch rất chậm: giảm 0,8% số hộ và lao động khu vực nông nghiệp (theo nghĩa rộng), bình quân 0,11%/năm. Sự bất hợp lý này còn đ−ợc thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu khác: cho đến nay 78,6% số hộ NT vẫn lấy nguồn thu nhập chính từ khu vực nông nghiệp, chỉ có 21,4% số hộ có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu thu từ sản xuất kinh doanh của hộ chủ yếu vẫn từ nông nghiệp: 75,6%, còn công nghiệp chỉ có 13,8% và dịch vụ 10,6% [2].

Cơ cấu kinh tế nông thôn n−ớc ta hiện nay không đồng đều giữa các vùng và các địa ph−ơng. Trong khi vùng Đông Nam bộ có cơ cấu ngành nghề của các hộ nông thôn khá tiến bộ: 64% nông nghiệp và 36% phi nông nghiệp thì 7 vùng còn lại cơ cấu ngành nghề của hộ vẫn còn mang nặng tính thuần nông và chuyển dịch rất chậm, nhất là vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Hai tỷ lệ t−ơng ứng của Vùng Tây Bắc là 93,0% và 5,5%, vùng Đông Bắc là 88,4% và 8,6%, vùng Tây Nguyên là 91,1% và 6,9%, vùng Bắc Trung bộ là 82% và 14%, vùng đồng bằng sông Hồng là 78% và 16,9% và đồng bằng sông Cửu Long là 78,8% và 19,2%. Tính chất không đồng đều về cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện giữa các vùng trong n−ớc mà còn bộc lộ rõ nét giữa các tỉnh trong vùng, các huyện trong một tỉnh. Vùng Đông Nam bộ có cơ cấu kinh tế nông thôn tiến bộ nhất cả n−ớc, lại chuyển dịch

theo h−ớng CNH - HĐH, nh−ng tính đồng đều vẫn còn thấp. ở các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên, tính chất thuần nông vẫn còn rất nặng nề và chuyển biến rất chậm theo h−ớng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu ngành nghề ở nông thôn mang nặng tính thuần nông nên lao động d− thừa lại tập trung vào các ngành nông nghiệp, nhất là vùng đồng bằng ven biển và vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Khu vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn cả n−ớc ch−a tạo đ−ợc chỗ làm thu hút lao động d− thừa từ nông nghiệp. Đó là sự bất cập lớn nhất, hạn chế tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn n−ớc ta hiện nay.

Bảng 2.2. Cơ cấu hộ nông thôn theo 3 nhóm ngành chủ yếu

(ĐVT:%)

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1994 2001 1994 2001 1994 2001 Cả n−ớc 81,65 81,00 1,61 5,50 4,39 10,60 Vùng Đông Bắc 91,60 88,40 1,37 2,50 1,49 7,30 Vùng Tây Bắc 93,00 4,60 Đồng bằng sông Hồng 91,30 78,10 2,01 7,40 1,78 9,60 Bắc Trung bộ 86,84 82,90 1,60 3,60 2,80 7,80 Nam Trung bộ 80,61 81,16 1,83 5,00 5,89 9,80 Tây Nguyên 77,03 91,10 0,81 1,20 4,56 5,90 Đông Nam bộ 50,40 64,20 4,28 12,60 12,32 20,20

Đồng bằng sông Cửu Long 72,44 79,80 1,15 5,00 6,42 13,50

(Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê[2])

Riêng đối với vùng Bắc Trung bộ tuy không có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng song gần nh− tỉnh nào cũng có làng nghề. Một số đã thành địa chỉ quen thuộc của khách hàng nh− chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hoá), dè cót, gạch gói (Nghệ An), mộc Thái Yên, rèn Trung L−ơng (Hà Tĩnh), nón Ba Đồn (Quảng Bình), đúc đồng (Thừa Thiên Huế).

hoạt động lặng lẽ trong các hộ gia đình. Đã có lúc hình thành các HTX TTCN nh−ng không thành công lại rút về hộ gia đình. Thời kỳ đổi mới, tr−ớc sức cạnh tranh của cơ chế thị tr−ờng, nhiều ngành nghề TTCN nông thôn chững lại, có nơi sa sút vì không tiêu thụ đ−ợc sản phẩm. Nhiều làng nghề tiêu biểu nh− mộc Thái Yên (Hà Tĩnh), cả xã có 10 thôn thì 8 thôn làm mộc với 902 hộ/1500 hộ, doanh thu mỗi năm 17 tỷ đồng, thu nhập bình quân 350 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng/tháng. Làng rèn Trung L−ơng (Hà Tĩnh) có 165 hộ, rèn đúc 700.000 nông cụ mỗi năm, cung cấp nông cụ cho 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, thu nhập bình quân lao động 300 ngàn đồng/tháng, có việc làm th−ờng xuyên [2].

Cả vùng có 90% cơ sở sản xuất công nghiệp NT tồn tại với quy mô hộ gia đình không thuê hoặc có thuê ít lao động. Phần lớn các hộ công nghiệp kết hợp trồng trọt, chăn nuôi với làm nghề. Sản xuất các thể, phân tác, quy mô nhỏ, quy trình hợp tác phân công chuyên môn hoá diễn ra chậm chạp, yếu ớt.

Nhìn chung, công nghiệp nông thôn Bắc Trung bộ trong những năm qua phát triển chậm, ngoài một số lĩnh vực nh− công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến l−ơng thực, thực phẩm, còn lại đều gặp khó khăn. Hàng hoá sản xuất ra không có nơi tiêu thụ.

Công nghiệp nông thôn phân tán, quy mô nhỏ, phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp cả về lao động, vốn, thị tr−ờng. Công nghiệp lạc hậu, năng suất lao động thấp, lãng phí nguyên liệu, ô nhiễm môi tr−ờng, ch−a có sự gắn kết giữa công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, giữa sản xuất và thị tr−ờng. Công nghiệp nông thôn ch−a đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Ch−a phát huy hết những lợi thế về nguyên liệu, lao động, sự khéo léo về tay nghề và thị tr−ờng nông thôn rộng lớn. Sự hỗ trợ của Nhà n−ớc còn ch−a mạnh vì vậy công nghiệp phát triển bấp bênh, nay làm mai bỏ, hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề của hộ nông dân ở huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)