Máy nghiền TN-1 là máy nghiền kiểu búa, vạn năng, có quạt do Việt Nam chế tạo dựa theo mẫu máy nghiền DKY – M của Liên Xô (cũ). Loại máy này được sử dụng để nghiền nguyên liệu hạt, rau cỏ khô, thân cây khô, rơm lõi ngô,… và có thể kết hợp thái và khi nghiền (hình 5.46). Cấu tạo của máy gồm:
Hình 5.46. Máy nghiền TN-1
1 - vỏ máy; 2 - buồng nghiền; 3 - nắp; 4 - đĩa nghiền; 5 - búa; 6 - dao; 7 - mâm chắn; 8 - đĩa lắp các cánh gạt; 9 - cánh gạt; 10 - sàng có lỗ; 11 - tấm kín; 12 - tấm chắn; 8 - đĩa lắp các cánh gạt; 9 - cánh gạt; 10 - sàng có lỗ; 11 - tấm kín; 12 - tấm kê thái; 13 - túi thu vật rắn; 14 - băng chuyền; 15 - trục lăn; 16 - trục cuốn; 17 - lo so điều chỉnh độ nén; 18 - ống dẫn gió bột ; 19 - bình thu bột (xyclôn); 20 - túi thu bụi; 21 - thùng đựng hạt; 22 - động cơ điện; 23 - bánh đai; 24 - gối đỡ bi; 25 - bánh răng - vít vô tận; 26 - bộ ly hợp; 27- các bánh sao; 28 - xích.
- Bộ phận nghiền có sáu hàng búa, mỗi hàng 12 búa 5 lắp lỏng trên các chốt vào đĩa 4; ba tấm sàng lắp bao quanh 2700 và một tấm kín (lắp vào nắp máy) để ngăn bột đã lọt qua sàng không bị lọt trở lại, trong khi được đẩy qua cửa thoát ở nắp ra ngoài. Các tấm đó và hai thành vỏ máy hợp thành buồng nghiền 2. Búa là những tấm thép hình chữ nhật cắt nấc bậc thang ở 4 góc để tăng các mấu sắc đập tốt hơn và có thể thay đổi bốn lần mỗi khi góc đập bị mòn. Khoảng cách giữa các búa bảo đảm bằng các vòng tròn đệm, xen kẽ không đều nhau, mục đích để các búa đập đều khắp bề rộng buồng nghiền, vết búa ở hàng sau ít trùng với vết búa ở hàng trước.
Nhờ lắp khớp bản lề với chốt (và lắp lệch tâm), khi gặp vật rắn bị kẹt, búa có thể ngã lại phía sau, tránh gẫy vỡ; đồng thời về mặt động lực học, các lự va đập không tác động tới chốt lắp búa và trục máy, tránh gãy vỡ và biến động tải cho máy. Máy có bộ phận sàng với đường kính lỗ 3; 6 và 8 mm để điều chỉnh theo ba độ nghiền (nhỏ, vừa và to). Phía dưới buồng nghiền có một hốc 13 thu tạp chất rắn, có nắp chắn.
Kết hợp với bộ phận nghiền có bộ phận thái gồm hai dao lưỡi thẳng 6 (mỗi dao có hai lưỡi để thay đổi) lắp cùng trên đĩa nghiền và tấm kê 12 lắp ở họng thái để thái thức ăn thô trước khi nghiền. ậ đây cũng phải chú ý điều khiển khe hở giữa dao và tấm kê (xê dịch dao bằng các tấm đệm giữa đĩa và giá lắp dao), nhưng không cần phải giải quyết điều chỉnh độ dài đoạn thái.
- Bộ phận cung cấp có thùng cấp liệu 21 để cung cấp thức ăn hạt, có nắp điều chỉnh tải, tức lượng hạt vào máy. Đối với thức ăn thô, có bang chuyền 14 lắp trên hai trục chính, phụ và trục cuốn 16 phối hợp với băng chuyền và bộ phận lò so 17 điều chỉnh độ nén thức ăn (tác động vào trục cuốn loại “bơi”). Băng chuyền 14 có thể hạ đầu ngoài xuống sát mặt đất để dễ đưa thức ăn thô lên băng chuyền.
- Bộ phận thu gồm quạt chuyền có tám cánh 9 gắn vào một dĩa cùng lắp trên trục máy, lùa quanh buồng nghiền, ngoài sàng; ống dẫn gió - bột 18, bình thu bột 19 (xyclôn) và túi thu bụi 20. ở thành buồng nghiền (phía động cơ) có ba lỗ với nắp điều chỉnh lượng gió vào trong máy cho quạt làm việc. Bình thu bột 19 hình nón cụt, hỗn hợp bột và gió theo ống dẫn vào bình theo hướng tiếp tuyến với thành trong bình, xoay quanh thành nhờ ma sát mà giảm vận tốc, bột sẽ rơi xuống hai ống thu bột, còn bụi bột bốc lên phía trên bình, dẫn vào túi thu bột.
- Bộ phận động lực và truyền động gồm động cơ điện 22 truyền trực tiếp cho bộ phận nghiền và quạt, qua khớp nối có bánh đai 23 để có thể dùng động cơ đốt trong (hoặc máy kéo…), khi không có điện. Trục máy đặt trong hai gối đỡ bi đũa hình nón, ở đầu trục (phía thùng cấp liệu) có lắp bộ bánh răng - trục vít 25 và bộ ly hợp 26 để đóng ngắt truyền động tới băng chuyền. Rồi từ đó có các bánh sao 27 và xích 28 truyền cho trục cuốn 16.
Khi sử dụng, để nghiền thức ăn hạt, phải ngắt băng chuyền, trục cuốn. Cho máy chạy ổn định, đổ thức ăn vào thùng cấp liệu, điều chỉnh nắp cho thức ăn chảy đều vào thùng nghiền. Thức ăn được các búa đập nhỏ, bột lọt qua các lỗ sàng ra xung quanh buồng nghiền được quạt thu thổi theo ống dẫn và bình thu bột xuống lần lượt hai bao tải treo ở hai đoạn ống xả của bình. Để theo dõi và điều chỉnh tải, nên lắp ampe kế và theo dõi đảm bảo dòng điện định mức (ghi ở động cơ điện).
- Để nghiền các thức ăn thô, khô thì phải cho chạy băng chuyền cung cấp và trục cuốn để máy thái sơ bộ trước khi nghiền (thùng cấp hạt phải đóng nắp lại). Bột cũng được nghiền và thu như đối với thức ăn hạt.
- Để nghiền thức ăn thô tươi (rau, cỏ, củ quả, thân cây tươi), cũng cung cấp qua băng chuyền, trục cuốn, để máy thái sơ bộ và nghiền, nhưng phải tháo các sàng và bình xyclôn, lắp thêm tấm hướng dẫn vào đầu ống dẫn (hoặc mở một cửa thoát ở nắp máy) để các cánh quạt đẩy thức ăn đã nghiền ra dễ dàng, không bị tắc nghẽn vì dính bết,…
Loại máy nghiền này có ưu điểm: năng suất cao, vạn năng, điều chỉnh được đọ nghiền bằng cách thay đổi sàng có kích thước lỗ khác nhau, có số vòng quay cao nên dễ truyền động trục tiếp từ động cơ không cần qua hộp giảm tốc. Nhược điểm: dễ gây rung động và tiếng ồn.