Năng suất lý thuyết của máy thái củ quả

Một phần của tài liệu Chương 5 : Thiết Bị Làm Nhỏ (Trang 37)

Công thức tính năng suất chung cho các máy thái củ quả như sau:

Q = 60Vtnγ , t/h (5.86)

Vt- thể tích của củ quả do các dao thái được ứng với một vòng quay của đĩa hay trống, m3.

n - số vòng quay của đĩa hay trống, vg/ph. γ - khối lượng thể tích củ quả đã thái, t/m3.

Trị số Vt phụ thuộc vào số dao Z; chiều dày lát thái h; hệ số sử dụng dao k; hệ số k1, tính đến các chỗ trống giữa các củ quả và có thể coi là tỷ số giữa toàn bộ chiều dài của lưỡi dao với phần chiều dài lưỡi dao có cắt thực tế; diện tích hữu ích của đĩa dao r (R2 – r2) hay nói cách khác, diện tích do dao vạch ra khi quay 1 vòng. Đối với máy thái kiểu đĩa R và r là bán kính ở đầu ngoài và đầu trong của dao. Nếu máy thái củ quả kiểu trống thì diện tích đó là mặt trụ khai triển 2πrL với L và r là chiều dài và bán kính của trống.

Vậy, đối với máy thái củ quả kiểu đĩa:

Vt = π(R2 – r2) h k k1 Z, m3 (5.87) Năng suất máy:

Q = π(R2 – r2) h k k1 Z n γ 60, t/h (5.88) Đối với máy thái củ quả kiểu trống, ta có:

Vt = 2r L h k k1 Z, m3 (5.89)

Năng suất máy:

Q = 2r L h k k1 Z n γ 60, t/h (5.90)

Chú ý: Hệ số k thường bằng 0,30÷0,40, hệ số k1 có thể tính bằng tỷ số khối lượng thể tích γ của củ quả và khối lượng riêng γ’ của nó k1 = γ'

γ

, thường k1 = 0,75÷0,85.

Trường hợp dùng dao lưỡi răng lược thì cứ hai dao mới thái hết một lớp củ dày là h, vì vậy trong các công thức trên phải thay Z bằng

2 Z .

Một phần của tài liệu Chương 5 : Thiết Bị Làm Nhỏ (Trang 37)