Máy nghiền trục

Một phần của tài liệu Chương 5 : Thiết Bị Làm Nhỏ (Trang 45 - 46)

Quá trình nghiền vật liệu trong máy nghiền trục được thực hiện bởi hai trục quay ngược chiều nhau (hình 5.44).

Hình 5.44. Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy nghiền trục

Bề mặt trục có thể nhẵn, có gân hoặc răng. Vật liệu nghiền được cung cấp ở phía trên và đi vào khe hở giữa hai trục. Ở đây vật nghiền bị ép, chà xát và cắt nghiến vỡ, sản phẩm được thoát ra khỏi máy dưới tác dụng của trọng lực. Để tăng khả năng nghiền nhỏ, người ta có thể thực hiện nghiền trên các máy có nhiều trục. Vật liệu có thể nghiền ép một lần như ở các loại máy I ÷ VI, nghiền ép 2 lần ở các sơ đồ VII, VIII, nghiền ép 3 lần ở các sơ đồ IX, X, nghiền ép 4 lần ở sơ đồ XI và 5 lần ở sơ đồ XII.

Trên hình 5.45 là sơ đồ nguyên lý cấu tạo của các loại máy nghiền trục. Máy nghiền trục có các gối đỡ cố định (hình 5.45a) là loại máy có cấu tạo đơn giản nhưng làm việc không ổn định. Khi vật liệu nghiền quá cứng lọt vào khe hở sẽ làm cho máy dễ bị quá tải.

Hình 5.45. Bộ phận nghiền của máy nghiền trục

Máy nghiền trục một gối đỡ di động (hình 5.45b) làm việc an toàn hơn, đồng thời cấu tạo cũng không phức tạp lắm, vì vậy nó được sử dụng rộng rãi.

Máy nghiền trục hai gối đỡ di động (hình 5.45c) làm việc ổn định, hầu như không bị quá tải nhưng cấu tạo phức tạp nên ít được sử dụng.

Để tăng cường lực chà xát khi nghiền vật liệu mềm hoặc ẩm thường kết cấu hai trục có tốc độ quay khác nhau khoảng 20%.

Máy nghiền trục có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, gọn, trọng lượng nhỏ, làm việc êm diụ, giá thành không cao nhưng có nhược điểm là chỉ nghiền được vật liệu có độ bền không cao, bề mặt trục nhanh bị mài mòn. Loại máy này được sử dụng khá phổ biến trong ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm để nghiền các loại hạt làm bột bán thành phẩm, các loại hạt dầu để khai thác chất béo hoặc nghiền nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi,….

5.2.3. Cấu tạo và cách sử dụng một số máy nghiền

Một phần của tài liệu Chương 5 : Thiết Bị Làm Nhỏ (Trang 45 - 46)