Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ mùa muộn trên đất luân ca (Trang 90 - 92)

5.1. Kết luận

1. Tổng diện tích trồng lúa hàng năm của tỉnh Bắc Giang khoảng 115.000 ha, năng suất bình quân từ 44-45 tạ/ha. Diện tích trồng lúa Mùa toàn tỉnh khoảng 63.000 - 64.000 ha, năng suất bình quân đạt 43 tạ/ha. Trong đó, diện tích lúa mùa muộn là 13.214 ha (chiếm 20,64% tổng diện tích lúa vụ mùa). Nh− vậy, tiềm năng quỹ đất để tăng vụ trên chân đất 2 vụ lúa/năm trong tỉnh Bắc Giang còn rất lớn.

2. Các công thức tăng vụ trên đất 2 vụ lúa/năm của tỉnh có liên quan đến việc mở rộng diện tích và nguồn giống cho trà lúa mùa muộn là:

- Lúa xuân - đậu t−ơng hè – lúa mùa muộn – cây vụ đông. - Lúa xuân - đậu t−ơng hè – lúa mùa muộn.

- Lúa xuân – lúa hè thu – lúa mùa Muộn – rau vụ đông. - Lúa xuân – lúa hè thu – lúa mùa muộn

3. Để đảm bảo thời vụ cho các loại cây trồng trong các công thức luân canh 3 - 4 vụ/năm thì với vụ lúa mùa muộn, ngoài các giống cảm quang, các giống cảm ôn yêu cầu phải là giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn từ 95 – 110 ngày, cấy vào thời gian từ 20- 25/8, lúa trỗ từ 10 - 20 /10 là khá an toàn.

4. Các giống lúa khảo nghiệm có năng suất cao và thoả mãn với yêu cầu gieo cấy ở vụ Mùa muộn đó là:

- VL20 thời gian sinh tr−ởng là 95-100 ngày, trỗ tập trung, năng suất cao, năng suất đạt đ−ợc từ 48 – 53 tạ/ha, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh nh− sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, đặc biệt ch−a thấy xuất hiện rày nâu và bệnh bạc lá.

- VH1 thời gian sinh tr−ởng là 102 – 107 ngày, trỗ tập trung, năng suất đạt 45,9 tạ/ha, nhiễm nhẹ sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, đặc biệt ch−a thấy xuất hiện rày nâu và bệnh bạc lá.

- AYT77 thời gian sinh tr−ởng là 107 – 113 ngày, năng suất đạt 41, 4 tạ/ha, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh khá.

5.2 Đề nghị

1. Vì điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi mới chỉ tiến hành nghiên cứu trong một vụ (vụ mùa năm 2003), nên để có kết luận chính xác hơn cần tiếp tục nghiên cứu trong những vụ tới.

2. Có thể sử dụng các giống lúa ngắn ngày nh−: VL20, VH1, AYT77 trong trà lúa mùa muộn để thay thế dần cho giống lúa BTL đang sử dụng phổ biến hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ mùa muộn trên đất luân ca (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)