Đánh giá năng suất thực thu của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ mùa muộn trên đất luân ca (Trang 82 - 90)

1 A 74, 25 KD8, BTL, CR203, DT0, C

4.3.8. Đánh giá năng suất thực thu của các giống thí nghiệm

Năng suất là yếu tố tổng hợp có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của một giống trong sản suất. Vì vậy, việc đánh giá năng suất của các giống trong thí nghiệm là hết sức cần thiết. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá năng suất thực thu của các giống thí nghiệm. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.17.

Bảng 4.17. Đánh giá năng suất thực thu của các giống thí nghiệm

Thời vụ

Cấy ngày 20/8 Cấy ngày 30/8 Tên giống NSTB (tạ/ha) Chênh so với đ/c (tạ/ha) NSTB (tạ/ha) Chênh so với đ/c (tạ/ha) Chênh lệch giữa 2 thời vụ (tạ/ha) BTL (đ/c) 37,60 35,03 2,57ns VH1 45,90 +8,30** 37,80 +2,77ns +8,10** DT122 35,20 -2,40ns 30,00 -5,03** +5,20** VL20 53,43 +15,83** 48,00 +12,97** +5,43** IRi35-2 38,10 0,50ns 35,61 +0,58ns 2,49ns AYT77 41,40 3,80* 39,20 2,17ns 2,20ns Cv% 5,5 LSD 05% 3,72 LSD 01% 5,04

Ghi chú: - ** Sai khác có ý nghĩa ở mức 1%

- * Sai khác có ý nghĩa ở mức 5%

- ns không sai khác.

Qua số liệu bảng 4. 17 chúng tôi có nhận xét:

- ở thời vụ cấy 20/8: so với giống đối chứng thì các giống VL20, VH1, AYT77 có năng suất cao hơn rõ rệt, cao hơn đối chứng từ 3,80-15,83 tạ/ha (LSD05 là 3,72tạ/ha). Trong đó, giống VL20 có năng suất cao nhất, cao hơn đối chứng là 15,83 tạ/ha. Giống DT122 có năng suất thấp nhất, thấp hơn đối chứng 2,40 tạ/ha. Tuy nhiên, cũng nh− giống IRi35-2, cả hai giống đều có năng suất sai khác so với đối chứng không rõ.

- ở thời vụ cấy ngày 30/8: giống VL20 có năng suất cao hơn đối chứng rõ rệt, cao hơn đối chứng 12,97 tạ/ha, các giống VH1, AYT77, IRi35-2 có

năng suất cao hơn đối chứng không rõ. Giống DT122 có năng suất thấp nhất, thấp hơn hẳn giống đối chứng (thấp hơn đối chứng 5,03 tạ/ha). Nh− vậy, ở cả hai thời vụ, VL20 là giống cho năng suất cao nhất, DT122 là giống cho năng suất thấp nhất.

- So với thời vụ cấy ngày 20/8, thì ở thời vụ cấy ngày 30/8 năng suất của tất cả các giống đều thấp hơn. Tuy nhiên, các giống VL20, VH1, DT122 có năng suất giảm rõ rệt (sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 5 %), còn lại các giống: BTL, IRi35-2, AYT77 năng suất giảm không rõ. Nguyên nhân của sự giảm năng suất có thể là do cấy muộn các giống trỗ chậm lại (cuối tháng 10), trong thời gian này nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí, l−ợng m−a giảm đã ảnh h−ởng không tốt đến qúa trình trỗ bông phơi màu và làm tăng tỷ lệ lép. Mặt khác, do cấy muộn, tuổi mạ già hơn đã làm giảm khả năng đẻ nhánh, giảm số bông trên đơn vị diện tích, giảm số hạt/bông, dẫn đến làm giảm năng suất. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của T.S Nguyễn Văn Hoan khi nghiên cứu về chế độ làm mạ cho giống BTL tại huyện Tân Yên và huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang [27] (đồ thị 4.5).

37.6 45.9 45.9 35.2 53.4 38.1 41.4 35.03 37.8 30 48 35.61 39.2 0 10 20 30 40 50 60

BTL VH1 DT122 VL20 IRi35-2 AYT77 Giống

Năng suất (Tạ/ha)

T1 (cấy 20/8) T2(cấy 30/8)

4.4. Kết quả sản xuất thử một số giống có triển vọng

4.4.1. Kết quả sản xuất thử giống lúa VL20 tại huyện Lạng Giang Bắc Giang

Lạng Giang là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, vụ mùa có diện tích gieo cấy lúa khoảng trên 8.000 ha. Trong đó, diện tích cấy lúa mùa muộn trên đất trồng đậu t−ơng hè và lúa hè thu khoảng 600 ha (75%). Cũng nh− nhiều địa ph−ơng khác trong tỉnh, giống lúa đ−ợc sử dụng phổ biến trong trà này là BTL nên th−ờng cho năng suất thấp và không ổn định. Vì vậy, việc đ−a những giống ngắn ngày có năng suất cao, phản ứng trung tính với ánh sáng, thích hợp gieo cấy trong trà mùa muộn ở đây là rất cần thiết. Do đó, chúng tôi đã phối hợp với trung tâm KN-KL tỉnh Bắc Giang, phòng địa chính nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện Lạng Giang để xây dựng mô hình gieo cấy giống lúa VL20 với quy mô là 5 ha.

Kết quả theo dõi tình hình sinh tr−ởng, khả năng chống chịu với sâu bệnh và năng suất của giống VL20 đ−ợc trình bày ở bảng 4.18 và 4.19.

Bảng 4.18. Một số đặc điểm nông học và

mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của giống VL20

Giống Chỉ tiêu

VL20 BTL (đ/c)

Chênh lệch so với đ/c Thời gian sinh tr−ởng (ngày) 93 135 42

Chiều cao cây (cm) 95,0 110,0 15,0

Chiều dài bông (cm) 24,5 21,5 3,0

Khả năng chống đổ Tốt Kém

Sâu cuốn lá (điểm) 3-5 1-3

Rày nâu (điểm) 1 3

Bệnh khô vằn (điểm) 1-3 3-5

Qua số liệu bảng 4.18 cúng tôi có nhận xét:

VL20 là giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn, thấp cây, bông dài, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh nh−: sâu cuốn lá, rày nâu, khô vằn (điểm 1-3), đặc biệt không thấy xuất hiện bệnh bạc lá. Nếu gieo mạ từ cuối tháng 7 đến 5/8, cấy vào 15-25/8 (thời điểm mà lúa hè thu và đậu t−ơng hè thu hoạch) thì giống VL20 sẽ trỗ và chín sớm hơn BTL từ 5 - 10 ngày. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo nghiệm tại tr−ờng cao đẳng Nông Lâm huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang.

Bảng 4.19. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống VL20

Yếu tố cấu thành năng suất Tên giống Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) Kh.L1000 hạt(g) NSTT (tạ/ha) BTL (đ/c) 240,0 106,0 69,8 34,0 24,0 34,00 VL20 198,0 142,0 116,0 19,0 24,3 51,30 Chênh với đ/c -42,0 35,0 46,2 15,0 0,3 17,30 Chênh với đ/c (%) -17,5 33,0 66,2 44,1 8,3 50,88 Qua số liệu bảng 4. 19 chúng tôi có nhận xét:

Giống VL20 mặc dù có số bông/m2 thấp hơn giống BTL, nh−ng các yếu tố khác nh− số hạt/ bông, số hạt chắc trên bông, khối l−ợng 1000 hạt đều cao đối chứng. Vì vậy, năng suất thực thu cao hơn đối chứng rõ rệt, cao hơn đối chứng 17,30 tạ/ha(50,88%). Kết quả thu đ−ợc trên hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo nghiệm tại tr−ờng cao đẳng Nông Lâm.

Nh− vậy, thông qua kết quả sản xuất thử giống lúa VL20 tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang trong vụ mùa muộn năm 2003, trên chân đất trồng đậu t−ơng hè và lúa hè thu cho thấy giống VL20 là giống một lúa ngắn ngày, chống chịu khá với các loại sâu bệnh, cứng cây, chống đổ tốt, có khả năng cho năng suất cao hơn hẳn giống BTL.

4.4.2. Kết quả sản xuất thử giống VH1 và DT122 tại huyện Tân Yên Bắc Giang

Tân Yên là huyện trung du và miền núi của tỉnh Bắc Giang, diện tích cấy lúa mùa hàng năm khoảng trên 8.000 ha. Trong đó, lúa mùa muộn khoảng 1000 ha (12,5%), phần lớn đ−ợc gieo cấy trên diện tích trồng đậu t−ơng hè và lúa hè thu. Giống sử dụng phổ biến ở đây là BTL, năng suất bình quân chỉ đạt trên d−ới 30 tạ/ha. Vì vậy, việc đ−a các giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện địa ph−ơng là rất cần thiết. Chúng tôi đã tiến hành đ−a sản xuất thử hai giống ngắn ngày là VH1 và DT122 tại xã Cao Xá, huyện Tân Yên với diện tích mỗi giống là 1,5 ha trong vụ mùa muộn năm 2003. Kết quả theo dõi về một số đặc điểm nông học, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống VH1 và DT122 tại Tân Yên đ−ợc trình bày ở bảng 4.20 và 4.21.

Bảng 4.20. Một số đặc điểm nông học và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống VH1 và DT122

T. tự Chỉ tiêu VH1 DT122 BTL

1 Thời gian sinh tr−ởng (ngày) 105 100 135 2 Chiều cao cây (cm) 93,2 94,3 100,5 3 Chiều dài bông (cm) 22,3 21,1 21,2

4 Khả năng chống đổ Tốt Khá Kém

5 Sâu cuốn lá (điểm) 3 3 1

6 Rày nâu (điểm) 1 1-3 1-3

7 Bệnh khô vằn (điểm) 3 5 3

8 Bệnh bạc lá (điểm) 0 0 0

9 Bệnh đen lép hạt (điểm) 1-3 3-5 3

Qua số liệu bảng 4.20 chúng tôi có nhận xét:

- VH1 là giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn, thời gian sinh tr−ởng trong vụ mùa là 105 ngày, thấp cây, khả năng chống đổ tốt, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh nh− sâu cuốn lá, rày nâu, khô vằn, đen lép hạt, nhiễm bệnh hoa cúc ở mức trung bình, đặc biệt không thấy bệnh bạc lá xuất hiện. Nếu gieo mạ từ cuối tháng 7 đến 5/8, cấy vào 15 - 25/8 (thời điểm mà lúa hè thu và đậu t−ơng hè thu hoạch) thì giống VH1 sẽ trỗ và chín sớm hơn BTL từ 5 – 7 ngày.

- Giống DT122 cũng là giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn, thời gian sinh tr−ởng trong vụ mùa là 100 ngày, thấp cây, so với BTL, DT122 chống đổ khá hơn, mức độ nhiễm với các loại sâu bệnh nh−: sâu cuốn lá, rày nâu, bệnh hoa cúc t−ơng đ−ơng đối chứng, riêng bệnh khô vằn, DT122 bị hại nặng hơn đối chứng (điểm 5), đối chứng điểm 3. Nếu gieo mạ từ cuối tháng 7 đến 5/8, cấy từ 15 - 20/8 sẽ cho thu hoạch sớm hơn đối chứng từ 7- 10 ngày.

Bảng 4.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống VH1 và DT122

Yếu tố cấu thành năng suất Tên giống Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/ bông Tỷ lệ lép (%) K.L1000 hạt(g) NSTT (tạ/ha) BTL (đ/c) 260,0 75,5 62,2 17,6 23,5 34,83 VH1 240,0 120,4 89,2 25,9 22,0 43,20 So với đ/c - 20,0 44,9 27,0 8,3 -1,5 8,37 DT122 280,0 80,5 55,3 31,3 23,0 33,21 So với đ/c 20,0 5,0 -6,9 13,7 -0,5 -1,62

Qua số liệu bảng 21 chúng tôi có nhận xét:

- Giống VH1 do có số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông cao hơn hẳn so với đối chứng nên có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao hơn đối chứng rõ rệt (cao hơn 8,37 tạ/ha).

- Giống DT122: mặc dù có số bông cao hơn đối chứng nh−ng do có số hạt ít hơn và tỷ lép cao hơn nên năng suất chỉ đạt đ−ợc ở mức t−ơng đ−ơng với giống đối chứng.

Tóm lại, thông qua kết quả theo dõi về một số đặc điểm nông học, khả năng chống chịu, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của hai giống: VH1 và DT122 tại huyện Tân Yên chúng tôi thấy hai giống VH1 và DT122 đều là giống ngắn ngày, thấp cây, chống đổ khá, ít nhiễm sâu bệnh, nếu cấy trong thời gian từ ngày 15/8 - 25/8 lúa có thể trỗ bông t−ơng đối an toàn và cho năng suất khá. Trong đó, giống VH1 cho năng suất cao hơn hẳn giống đối chứng, cao hơn 8,37 tạ/ha. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu tại tr−ờng cao đẳng Nông Lâm trong vụ mùa năm 2003.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ mùa muộn trên đất luân ca (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)