Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có nhiều cơ sở đào tạo, cơ sở ứng dụng và chuyển giao công nghệ nh−: tr−ờng cao đẳng Nông Lâm, trạm cải tạo đất bạc màu, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, công ty giống cây trồng, trung tâm KN-KL… đã tiến hành nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Các nghiên cứu ứng dụng đã xác định đ−ợc những giống lúa mới có năng suất cao, thích hợp với điều kiện địa ph−ơng nh−: X21, Xi 23, C70, C71, MT163, DT122, KD18, DV108,VH1, BTST, Nhị −u 63, Nhị −u 838… [68].
Nguyễn Tuyết Minh khi nghiên cứu, khảo nghiệm một số tổ hợp lúa lai nhập nội đã rút ra kết luận: trong các tổ hợp lúa lai nhập nội từ Mĩ, ấn Độ có những tổ hợp có năng suất hơn hẳn đối chứng là BTST, Nhị −u 838, đó là các tổ hợp SYCR4, SYCRR6, SYCR5, SYCR18, SYCR16, SYCR8.
* Tăng vụ trên đất 2 lúa tại tỉnh Bắc Giang
Theo báo cáo tổng kết của trung tâm KN - KL tỉnh Bắc Giang, phòng địa chính huyện Hiệp Hoà, phòng địa chính huyện Việt Yên, huyện Tân Yên khi nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho ng−ời nông dân đã rút ra kết luận: công thức luân canh 4 vụ trên đất 2 lúa là lúa xuân - đậu t−ơng hè - lúa mùa muộn – cây vụ đông là một trong những công thức luân canh đạt hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập từ 40 – 60 triệu đồng/ha/ năm [58].
Mai Quang Vinh thì cho rằng công thức luân canh 4 vụ trên đất 2 vụ lúa cho thu nhập cao hơn hệ thống 2 vụ gấp 3 lần, tạo
thêm công ăn việc làm cho ng−ời nông dân, đồng thời còn có tác dụng cải tạo đất, giảm nhẹ thiệt hại do sâu bệnh gây nên.
Điều kiện để mở rộng diện tích áp dụng công thức luân canh 4 vụ/năm là các giống tham gia trong cơ cấu phải là giống ngắn ngày, với giống lúa thì thời gian sinh tr−ởng là từ 95 – 100 ngày, cảm ôn, năng suất khá, năng suất đạt từ 4–5 tấn/ha, đó là các giống DT122, Japonica (Nhật Bản). Các giống này có thể cấy muộn sau 15/8, chịu rét, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao [70].