ánh sáng hoạt động trong KBTB vịnh Nha Trang
3.4.3. Cá cơm sọc xanh(Stelophorus zollingeri)
Cũng nh− cá lầm tròn nhẳng, sự biến động sản l−ợng cá cơm sọc xanh đ−ợc xác định thông qua điều tra (phụ lục 22, 27) và đ−ợc thể hiện cụ thể ở hình 3.7.
Hình 3.7: Biến động sản l−ợng của cá cơm sọc xanh qua các tháng 0 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng M ứ c
Hình 3.7 cho thấy, sản l−ợng cá cơm sọc xanh ở KBTB vịnh Nha Trang biến động qua các tháng khá lớn và tập trung vào hai đợt: tháng 3-8 và tháng 11-12. Kết quả này có một số điểm không trùng hợp với kết quả công bố năm 1999 của Nguyễn Văn Lục, đặc biệt là thời điểm sản l−ợng cao nhất trong đợt
1. Điều này có thể do ảnh điều kiện thời tiết ở thời điểm nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt là điều kiện về nhiệt độ và độ mặn.
Mùa vụ khai thác cá cơm ở vịnh Nha Trang nói chung và KBTB vịnh Nha Trang nói riêng tập trung vào 2 vụ. Vụ Nam: tập trung vào khoảng tháng 6-8 và vụ Bắc vào khoảng tháng 11-12, trong đó vụ Nam th−ờng cho sản l−ợng cao hơn vụ Bắc.
Theo Nguyễn Văn Lục(1999), mùa vụ sinh sản của cá cơm ở vịnh Nha Trang tập trung vào 2 đợt: tháng 4-6 và tháng 9-11, kết quả này cũng phù hợp với đặc điểm sinh học sinh sản của cá cơm sọc xanh.
Từ những cơ sở trên cho thấy: mùa vụ khai thác cá cơm sọc xanh ở KBTB vịnh Nha Trang phần lớn trùng vào mùa vụ sinh sản của đối t−ợng này. Do vậy, để đảm bảo khai thác bền vững nguồn lợi cá cơm sọc xanh ở đây cần có giải pháp về thời gian đánh bắt hợp lý.