Biến động sản l−ợng và mùa vụ khai thác của các đối t−ợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng một số loài hải sản có giá trị kinh tế tại khu bảo tồn biển hòn mun,khánh hoà (Trang 36 - 38)

ánh sáng hoạt động trong KBTB vịnh Nha Trang

3.4. Biến động sản l−ợng và mùa vụ khai thác của các đối t−ợng nghiên cứu

nghiên cứu

3.4.1. Cá thu vạch(Scomberomorus commerson)

Cá thu vạch là loài có giá trị kinh tế, đây là loài cá di c− từ biển khơi vào vịnh Nha Trang. Nghề khai thác chủ yếu đối t−ợng này là l−ới đăng. Qua điều tra tại khu l−ới đăng Hòn Mun cho thấy, cá thu vạch th−ờng xuất hiện ở KBTB vịnh Nha Trang vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 9. Sự biến động về sản l−ợng của loài cá này tại KBTB vịnh Nha Trang nói chung và khu l−ới đăng Hòn Mun nói riêng qua các tháng đ−ợc thể hiện cụ thể ở hình 3.5a.

Hình 3.5a: Biến động sản l−ợng cá thu vạch theo tháng (1999-2003) 450 10450 20450 30450 40450 2 3 4 5 6 7 8 9 Tháng S ản l ợn g( k g)

Hình 3.5a cho thấy, cá thu vạch khai thác ở khu l−ới đăng Hòn Mun có sự biến động lớn theo các tháng trong năm. Sản l−ợng cá thu vạch tập trung cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 2 và tháng 9 (trong mùa vụ xuất hiện). Mùa vụ khai thác cá thu vạch khoảng từ tháng 2 đến tháng 9, trong đó tập trung chủ yếu trong khoảng tháng 4 đến tháng 5.

Cùng với sự biến động sản l−ợng qua các tháng trong năm, phân tích số liệu cá thu vạch ở khu l−ới đăng Hòn Mun cho thấy có sự biến động sản l−ợng qua các năm, cụ thể đ−ợc trình bày ở hình 3.5b.

Hình 3.5b: Biến động sản l−ợng cá thu vạch qua các năm (1999-2003) 10213.7 14213.7 18213.7 22213.7 26213.7 1999 2000 2001 2002 2003 Năm Sả n l − ợng( kg)

Sản l−ợng cá thu vạch khai thác đ−ợc ở các năm 1999-2003 (năm 2004 có điều tra nh−ng ch−a tổng kết do ch−a hết mùa vụ) có sự biến động khá lớn. Sản l−ợng cá thu vạch khai thác năm 2000 đạt cao nhất: 25,414 tấn. Các năm còn lại sản l−ợng cá thu vạch giao động khoảng từ 10 đến 17 tấn/năm. Cũng qua hình 3.5b, sản l−ợng cá thu vạch khai thác ở đây có chiều h−ớng giảm (so với năm 2000), tuy nhiên cần có nghiên cứu tiếp theo và thời gian dài để xác định chính xác xu h−ớng này.

Đồng thời với tìm hiểu mùa vụ khai thác và sự biến động sản l−ợng của cá thu vạch tại KBTB vịnh Nha Trang theo tháng và năm, chúng tôi còn tìm hiểu độ chín muồi sinh dục của cá thu vạch khai thác ở đây. Kết quả cho thấy cá thu vạch khai thác ở đây trong khoảng tháng 4, 5, 6 có độ thành thục ở giai đoạn IV (phụ lục 7). Theo đặc điểm sinh sản của các loài cá nói chung, giai đoạn tuyến sinh IV là thời điểm bắt đầu của mùa vụ sinh sản. Kết quả phân tích tuyến sinh dục này hoàn phù hợp với đặc điểm sinh học của cá thu vạch

(mùa vụ sinh sản từ tháng 5-8). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu về mùa vụ sinh sản cá thu vạch của Nguyễn Hữu Phụng công bố năm 1991.

Từ những cơ sở trên, b−ớc đầu có thể nhận định rằng các đàn cá thu vạch di c− vào KBTB vịnh Nha Trang là những đàn cá di c− sinh sản. Việc tìm ra giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý cá thu vạch ở KBTB vịnh Nha Trang không những có ý nghĩa trong việc tái tại nguồn lợi hải sản, bảo vệ đa dạng sinh học mà nó còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo sinh kế cho các ng− dân làm nghề khai thác đối t−ợng này ở đây.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng một số loài hải sản có giá trị kinh tế tại khu bảo tồn biển hòn mun,khánh hoà (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)