Phân tích ảnh h−ởng môi tr−ờng đến các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá các loại hình sử dụng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 76)

- Khoai lang đông

4.3.5. Phân tích ảnh h−ởng môi tr−ờng đến các loại hình sử dụng đất

đất 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Th u n h ập h ỗn h ợp (1000 đ ồn g) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Kiểu sử dụng đất

Biểu đồ 5: Thu nhập hỗn hợp của các kiểu sử dụng đấ

Sản xuất nông nghiệp ở Phổ Yên đã chuyển dịch theo h−ớng giảm diện tích đất lúa ở những vùng năng suất thấp, bấp bênh sang trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày định h−ớng thị tr−ờng, phần nào đã giúp ng−ời nông dân cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. Trong quá trình sử dụng đất, các LUT chịu tác động của môi tr−ờng sinh thái (loại đất, địa hình, độ dốc, xói mòn rửa trôi, úng lụt, hạn hán…) và môi tr−ờng sản xuất (chế độ bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu, chế độ t−ới tiêu…). Do đó khi nghiên cứu lựa chọn các loại hình sử dụng đất ở đây cần xem xét đến mức độ ảnh h−ởng của chúng đến môi tr−ờng sinh thái và môi tr−ờng sản xuất nhằm tạo điều kiện để bảo vệ và cải tạo đất. Đối với Phổ Yên yếu tố hạn chế chủ yếu đối với các LUT là địa hình (yếu tố hạn chế đến việc t−ới tiêu của vùng); loại đất (liên quan đến chế độ bón phân); chế độ t−ới (liên quan

đến khả năng cung cấp n−ớc cho cây trồng), cả 3 yếu tố này có thể giải quyết bằng các biện pháp thủy lợi và đầu t− phân bón (phân hữu cơ). Cụ thể: Loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu, 2 màu - lúa, lúa - màu chịu sự tác động mạnh của yếu tố địa hình và chế độ t−ới, yêu cầu sử dụng đất của các LUT này là địa hình bằng phẳng nh−ng không quá thấp trũng, đủ n−ớc nh−ng thoát n−ớc dễ dàng khi m−a to; loại hình sử dụng đất 2 lúa chịu sự chi phối mạnh của yếu tố địa hình, loại đất, chế độ t−ới, yêu cầu sử dụng đất của LUT này quan trọng nhất là chế độ n−ớc (hệ thống thủy lợi phải đ−ợc hoàn thiện cả phần t−ới và tiêu); loại hình sử dụng đất chuyên rau màu và cây CNNN chịu sự tác động mạnh của các yếu tố loại đất, xói mòn, rửa trôi và khả năng t−ới.

Để bảo vệ môi tr−ờng sinh thái và môi tr−ờng sản xuất, trong quá trình sử dụng đất cần quan tâm đến ảnh h−ởng của các yếu tố sau:

4.3.5.1. Tác động của các yếu tố môi tr−ờng sinh thái đến các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Về hiện t−ợng xói mòn, rửa trôi đất: L−ợng m−a trung bình hàng năm ở Phổ Yên khá cao (trung bình 2185,2 mm) tập trung chủ yếu vào mùa m−a cộng với địa hình đất dốc từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam nên đã tạo điều kiện hình thành dòng chảy bề mặt trên diện tích đất đai của huyện ngay cả lúc l−ợng m−a không lớn lắm. Việc các hộ nông dân canh tác trồng ngô và sắn trên đất s−ờn đồi đã làm cho bề mặt đất bị xói mòn và rửa trôi về mùa m−a. Tuy không có điều kiện bố trí thí nghiệm về xói mòn, rửa trôi đất ở Phổ Yên nh−ng chúng tôi xin giới thiệu kết quả nghiên cứu của Trần An Phong và các cộng sự (1993) [25] về hiện t−ợng xói mòn của các loại đất hình thành trên đá phiến sét, phiến mica, gơnai, granit với độ dốc 15-250 và ph−ơng thức canh tác khác nhau đã cho thấy l−ợng đất bị

cuốn trôi hàng năm tính trên 1 ha nh− sau:

+ Đất không trồng trọt có cỏ tự nhiên: 150-235 tấn. + Đất trồng sắn hoặc lúa n−ơng: 175-260 tấn.

+ Đất trồng cây lâu năm (chè, cà phê): 22-70 tấn. + Đất còn rừng: 3-12 tấn.

Mức độ ảnh h−ởng của độ dốc và cây trồng tới l−ợng đất bị rửa trôi đối với cây lâu năm là chè ở độ dốc 30, 50 và 220 l−ợng đất bị rửa trôi t−ơng ứng là 1, 12 và 67 tấn/ha/năm, trong khi đó cây hàng năm là sắn có cùng độ dốc thì l−ợng đất bị rửa trôi t−ơng ứng là 15, 47, và 147 tấn/ha/năm. Từ các kết quả nghiên cứu của mình, Trần An Phong đã kết luận:

+ Đất có độ dốc d−ới 30: xói mòn nhẹ.

+ Đất có độ dốc từ 30-150: xói mòn trung bình. + Đất có độ dốc từ 150-250: xói mòn mạnh. + Đất có độ dốc trên 250: xói mòn rất mạnh.

Trên đất xám feralit có rừng th−a trên độ dốc từ 150 đến 250 ở Nông tr−ờng Sông Cầu, tổn thất về đất là 85-146 tấn/ha/năm (Nguyễn Quang Mỹ, 1992) [19].

Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, đất trồng cây lâu năm có độ che phủ tốt hơn và l−ợng đất bị rửa trôi ít hơn so với đất trồng cây hàng năm. Vì vậy trong t−ơng lai biện pháp hạn chế xói mòn, rửa trôi đất hữu hiệu trên địa bàn huyện Phổ Yên là tăng c−ờng độ che phủ mặt đất nh− trồng cây lâu năm trên đất dốc; trồng rừng nông lâm kết hợp; trồng xen canh giữa cây trồng cạn và cây trồng n−ớc trên đất bằng; đối với cây sắn trên s−ờn dốc nên trồng xen với các loại cây họ đậu vừa chống xói mòn, rửa trôi vừa tăng độ phì đất.

- Hạn hán và úng ngập: Do đặc điểm khí hậu của vùng, huyện Phổ Yên có hai mùa rệt là mùa khô và mùa m−a. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có l−ợng m−a thấp, cùng với thảm rừng bị tàn phá, suy kiệt (dự trữ n−ớc ngầm giảm) dẫn đến hạn hán nghiêm trọng. Mùa m−a có l−ợng m−a lớn và tập trung (trung bình tháng cao nhất là 439,5 mm vào tháng 7) là nguyên nhân gây ngập úng cho các thung lũng thuộc các xã phía Nam huyện, ảnh h−ởng rất nhiều tới sản xuất nông nghiệp. Vì vậy trong t−ơng lai, để sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao, biện pháp thủy lợi (xây dựng trạm bơm, kênh m−ơng t−ới và tiêu úng) cần đ−ợc đặc biệt coi trọng để giải quyết tốt việc cung cấp n−ớc t−ới trong mùa khô và tiêu úng trong mùa m−a ở Phổ Yên.

4.3.5.2. Tác động của các yếu tố môi tr−ờng sản xuất đến các loại hình sử dụng đất

- Chế độ t−ới: Nguồn n−ớc t−ới phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu đ−ợc lấy từ hồ Núi Cốc, sông Cầu và sông Công và một phần đ−ợc khai thác từ các hồ dự trữ n−ớc trong vùng. Diện tích chủ động t−ới của Phổ Yên mới chỉ đạt 55% diện tích đất canh tác trồng cây hàng năm. Do đó để nâng mức độ thích hợp của các LUT trong t−ơng lai thì vấn đề thủy lợi (cung cấp n−ớc t−ới) phải đ−ợc quan tâm đúng mức ở Phổ Yên.

- Chế độ bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu: Nhu cầu về l−ơng thực, thực phẩm của con ng−ời ngày càng tăng trong khi diện tích đất canh tác có hạn, dẫn tới việc phải tăng c−ờng độ sử dụng đất. Việc tăng hệ số sử dụng đất nh−ng không bồi hoàn các chất dinh d−ỡng mà cây đã lấy đi trong đất làm cho đất ngày càng bị suy kiệt. L−ợng phân bón hữu cơ giảm, phân hóa học bón quá nhiều (đặc biệt là phân đạm) là nguyên nhân làm cho đất ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm. Hiện t−ợng đất luôn bị xói mòn rửa trôi làm l−ợng hữu cơ trong đất bị giảm nhanh chóng không thể bù đắp kịp. Trên địa bàn huyện Phổ

Yên có một số kiểu sử dụng đất nh− sắn trồng trên đất dốc, đất 3 vụ... đã làm giảm độ màu mỡ của đất. Vì vậy để tăng độ phì đất trong t−ơng lai cần tăng c−ờng bón phân hữu cơ và trồng luân canh các cây họ đậu.

Thời gian qua trên địa bàn huyện Phổ Yên, ng−ời nông dân đã sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, gây ảnh h−ởng tới chất l−ợng sản phẩm (một số loại cây trồng cạn nh− lạc, đậu t−ơng, rau bắp cải, xu hào... cũng đã đ−ợc phun từ 1 đến 2 lần thuốc trừ sâu/vụ). Tuy ch−a có kết quả phân tích nh−ng qua phỏng vấn nông hộ cho thấy do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm cho nguồn n−ớc và đất có nguy cơ bị ô nhiễm. Đặc biệt là các vùng thấp, trũng phía Nam huyện do hiện t−ợng xói mòn, rửa trôi nên có nguy cơ bị ô nhiễm nguồn n−ớc và đất cao hơn so với các vùng cao của huyện. Vì vậy trong t−ơng lai, sản xuất nông nghiệp huyện Phổ Yên cần giảm việc phun thuốc trừ sâu, nhất là đối với các loại cây trồng cạn ngắn ngày, phát triển sản xuất theo h−ớng hàng hóa nh− trồng các loại cây có khả năng kháng bệnh tốt, đem lại sản phẩm sạch (rau an toàn...).

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá các loại hình sử dụng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)