canh hẹp và ở phạm vi cấp huyện
- Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân (1995) [10] với nghiên cứu “Đánh giá đất đai vùng dự án đa mục tiêu EaSoup, DakLak” đã thông qua cải tạo thủy lợi để phân hạng sử dụng thích hợp đất hiện tại và t−ơng lai cho hơn 8.000 ha đất lúa n−ớc, có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc đảm bảo an ninh l−ơng thực cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ huyện EaSoup và huyện Buôn Đôn (tỉnh DakLak).
- Nghiên cứu “Đánh giá đất đai phục vụ định h−ớng quy hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Lâm vùng đồng bằng sông Hồng” (Vũ Thị Bình, 1995) [2] là một trong những ứng dụng đầu tiên về ph−ơng pháp đánh giá đất của FAO cho đánh giá chi tiết ở phạm vi cấp huyện nhằm mục đích phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Kết quả đánh giá đất thích hợp đ−ợc sử dụng làm cơ sở để xây dựng quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Đỗ Nguyên Hải (2000) [9] với đề tài “Đánh giá đất và h−ớng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh” đã xác định đất canh tác huyện Tiên Sơn đ−ợc phân chia thành 25 đơn vị đất đai (bản đồ tỷ lệ 1/25.000), có 5 nhóm đất khác nhau và 8 đơn
vị phụ (trong đó có 7 đơn vị phụ đ−ợc sử dụng vào mục đích nông nghiệp). Kết quả đánh giá sử dụng đất thích hợp hiện tại và t−ơng lai đã cho thấy bằng biện pháp cải tạo thủy lợi và cải thiện độ phì đất có thể làm thay đổi mức độ thích hợp của các LUT. Những đề xuất sử dụng đất thích hợp có thể khai thác một cách có hiệu quả thế mạnh tiềm năng đất đai và duy trì khả năng sử dụng đất bền vững cho huyện Tiên Sơn.
- Nghiên cứu “Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” của Đoàn Công Quỳ (2000) [27] đã đánh giá trên diện tích đất 48.801,20 ha gồm 680 khoanh đ−ợc chia thành 52 đơn vị đất đai và 9 loại hình sử dụng đất chính. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định: Để phát triển nông lâm nghiệp theo quan điểm sinh thái và bền vững, trong t−ơng lai huyện Đại Từ cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai theo ph−ơng thức đa dạng hóa sản phẩm, tăng c−ờng sản xuất sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là cây chè, đồng thời đẩy mạnh công tác trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tạo điều kiện bảo vệ đất chống xói mòn, cải thiện môi tr−ờng sinh thái.
Những nghiên cứu đánh giá đất theo FAO ở tầm vĩ mô của nhiều tác giả đã có những đóng góp rất lớn trong việc hoàn thiện quy trình đánh giá đất đai ở Việt Nam làm cơ sở cho những định h−ớng chiến l−ợc về quy hoạch sử dụng đất toàn quốc và các vùng sinh thái. Tuy vậy các nông hộ là những đơn vị sản xuất độc lập và sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo cơ chế thị tr−ờng, do đó để định h−ớng đúng cho việc quản lý và sử dụng đất đai đòi hỏi đánh giá đất còn phải tiếp cận ở phạm vi vùng chuyên canh hẹp và phạm vi cấp huyện là những địa bàn gần gũi với thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở n−ớc ta. Và nh− vậy công tác đánh giá đất theo FAO mới đ−ợc triển khai đồng bộ trên địa bàn toàn quốc từ cấp vĩ mô đến cấp
vi mô. Với những kinh nghiệm có đ−ợc trong đánh giá đất từ các vùng nghiên cứu cụ thể, chúng ta có thể đúc rút thành những lý luận cơ bản của công tác đánh giá đất theo FAO và áp dụng sáng tạo trong điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Đề tài đ−ợc thực hiện tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, một huyện có nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Để đ−a ra đ−ợc những quyết định sử dụng đất đúng đắn đáp ứng đ−ợc yêu cầu sử dụng đất nông nghiệp trong t−ơng lai của vùng nghiên cứu đòi hỏi không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá sử dụng thích hợp mà còn cần thiết đi sâu phân tích hiệu quả kinh tế và tác động của môi tr−ờng ảnh h−ởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp nhằm tìm ra các giải pháp cho mục tiêu sử dụng đất bền vững huyện Phổ Yên.
3. Đối t−ợng, Địa Điểm, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối t−ợng nghiên cứu của đề tài là hệ thống cây trồng và các yếu tố kinh tế, xã hội tác động đến các loại hình sử dụng đất thuộc tiểu vùng sinh thái đất bạc màu huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đất trồng các loại cây hàng năm của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.