các tỉnh
- Vùng Tây Nguyên: Năm 1989 Vũ Cao Thái [30] đã lần đầu tiên thử nghiệm đánh giá sử dụng đất thích hợp cho một số cây trồng nh− cà phê, cao su, chè, dâu tằm Tây Nguyên, trên cơ sở vận dụng ph−ơng pháp phân hạng thích hợp của FAO để đánh giá định tính và đánh giá khái quát tiềm năng đất. Kết quả nghiên cứu tác giả đã đ−a ra những tiêu chuẩn đánh giá, phân hạng đất cho từng loại cây trồng. Tuy nhiên các chỉ tiêu chỉ thiên về yếu tố thổ nh−ỡng mà ch−a đề cập đến các yếu tố sinh thái và xã hội.
Các nghiên cứu của Nguyễn Khang, Phạm D−ơng Ưng, Nguyễn Văn Tân, Đỗ Đình Đài, Nguyễn Văn Tuyên (1995) đã xác định Tây Nguyên có 3 vùng, 18 tiểu vùng, 54 đơn vị sinh thái nông nghiệp và 195 đơn vị đất đai. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/250.000 cho thấy Tây Nguyên có 5 hệ thống sử dụng đất chính và 29 loại hình sử dụng đất hiện tại. Tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, hiệu quả môi tr−ờng, mối quan hệ của các loại hình sử dụng đất với tiềm năng phát triển nông nghiệp của vùng và mục tiêu của cả n−ớc đã xác định các loại hình sử dụng đất sau đây thỏa mãn yêu cầu, đó là: lúa n−ớc 2 vụ có t−ới, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, điều, cà phê, tiêu, chè, cao su và dâu tằm.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Nguyễn Công Pho (1995) [22] đã tiến hành “Đánh giá đất vùng đồng bằng sông Hồng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” theo ph−ơng pháp của FAO thành lập bản đồ tỷ lệ 1/250.000 đã xây dựng h−ớng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái lâu bền, phục vụ cho công tác quy hoạch tổng thể của vùng. Kết quả đánh giá đất đã xác định: đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai (trong đó có 22 đơn vị đất thuộc đồng bằng, 11 đơn vị đất đai thuộc vùng đồi núi). Loại hình sử dụng đất rất đa dạng với 3 vụ sản xuất chính là vụ xuân, vụ mùa và vụ đông. Cây trồng bao gồm cây lúa n−ớc, cây trồng cạn ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, tổng cộng có 28 loại hình sử dụng đất. Kết quả phân hạng đất thích hợp hiện tại và t−ơng lai dựa trên cơ sở đầu t− thủy lợi cho thấy tiềm năng đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng là rất lớn. Về hiệu quả kinh tế, nếu chỉ chuyên canh lúa thì cho mức thu nhập thấp, luân canh lúa với cây trồng cạn ngắn ngày thì cho thu nhập cao hơn [16], [18].
Lê Hồng Sơn (1995) [28] với nghiên cứu “ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng” đã xác định và đề xuất các hệ thống cây trồng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền cho 100.000 ha đất bãi ven sông vùng đồng bằng sông Hồng.
- Vùng đồi núi phía Bắc: Lê Duy Th−ớc (1992) [32], Lê Văn Khoa (1993) [15], Lê Thái Bạt (1995) [1] khi nghiên cứu đánh giá đất vùng núi phía Bắc đã có những nhận định tổng quát về quỹ đất của vùng: Nét nổi bật là sự hình thành đất theo đai cao gồm 6 nhóm và 24 loại đất với đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Các nhóm đất chính đ−ợc nghiên cứu là đất đỏ vàng và đất mùn vàng đỏ trên núi đều suy giảm về độ phì. Trong vùng có 4 loại hình sử dụng đất chính (đất ruộng lúa, đất chuyên màu và
cây công nghiệp ngắn ngày, đất trồng cây lâu năm và đất rừng). Kết quả đánh giá đất thích hợp cho thấy đất thích hợp cao chiếm 0,4%, đất thích hợp trung bình 17,2%, đất thích hợp thấp 33,0% và không thích hợp 49,4%. Việc tổ chức sử dụng đất hợp lý trong nông nghiệp cần đặt ra theo h−ớng bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái, loại hình và hệ thống sử dụng đất đ−ợc chọn phù hợp với mức độ thích hợp theo tiêu chuẩn sử dụng đất bền vững.
Nguyễn Đình Bồng (1995) [5] đã vận dụng ph−ơng pháp đánh giá đất thích hợp của FAO để đánh giá tiềm năng sản xuất nông, lâm nghiệp cho đất trống đồi núi trọc ở Tuyên Quang (bản đồ tỷ lệ 1/500.000). Kết quả đánh giá đã xác định và đề xuất 153.172 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Việc khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái tỉnh Tuyên Quang [3].
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Nguyễn Văn Nhân (1996) [21] đã ứng dụng kỹ thuật GIS vào việc đánh giá đất thích hợp của FAO trên phạm vi toàn vùng (bản đồ tỷ lệ 1/250.000) với tổng diện tích 3,9 triệu ha. Kết quả đánh giá đã xác định 123 đơn vị bản đồ đơn vị đất đai, với 25 loại hình sử dụng đất chính (trong đó có 21 loại hình sử dụng đất nông nghiệp, 3 loại hình sử dụng đất lâm nghiệp và 1 loại hình thủy sản). Tác giả phân lập đ−ợc 57 hệ thống sử dụng đất trên 6 tiểu vùng đại diện chính và lựa chọn đ−ợc 12 loại hình sử dụng đất có triển vọng cho vùng.
Các kết quả nghiên cứu đánh giá đất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã khẳng định: trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long tài nguyên đất và n−ớc là hai yếu tố chủ yếu khống chế khả năng sử dụng đất [20], [24], [29].
- Vùng Đông Nam bộ: Các công trình nghiên cứu của Phạm Quang Khánh, Trần An Phong, Vũ Cao Thái (1994) về đánh giá đất thích hợp đã chia vùng nghiên cứu thành 54 đơn vị đất đai (bản đồ tỷ lệ 1/250.000) với 602 khoanh, có 7 loại hình sử dụng đất chính, 49 loại hình sử dụng đất chi tiết, 94 hệ thống sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có 50 hệ thống sử dụng đất đ−ợc chọn [13], [14].