II. Những giải pháp và kiến nghị cụ thể:
2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc:
Thứ nhất, theo điều 14 Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, các tổ chức tín dụng mới chỉ có quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro. Quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng theo tỷ lệ 10% cho tới khi bằng
100% vốn điều lệ. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp được trích lập hai loại quỹ để phòng chống rủi ro trong kinh doanh đó là : quỹ dự trữ và dự phòng phải thu khó đòi, quỹ dự trữ được hình thành từ kết quả kinh doanh (phần lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp) nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường khi gặp rủi ro, thua lỗ trong kinh doanh hoặc để đề phòng những tổn thất thiệt hại bất ngờ do những nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Còn quỹ Dự phòng phải thu khó đòi để đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra từ những khoản nợ phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ, nhằm hạn chế đột biến về kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán. Khoản dự phòng này được dự tính và trích trước vào chi phí trên cơ sở có những căn cứ đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi.
Như vậy, ta thấy sự bất hợp lý ở đây là Ngân hàng không những thiếu hẳn một khoản bù đắp rủi ro rất lớn tương ứng với khoản Dự phòng phải thu khó đòi của các doanh nghiệp khác mà ngay cả việc trích lập quỹ dự trữ cũng bị khống chế (bằng 100% vốn điều lệ), mức khống chế này không có ở những doanh nghiệp khác. Những hạn chế này làm cho Quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro quá nhỏ bé so với mức rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh, chưa đủ sức giúp các tổ chức trên tự thân khắc phục rủi ro tín dụng làm cho nợ quá hạn ngày càng chồng chất, gây khó khăn cho hoạt động Ngân hàng. Mặc dù Nhà nước đã có một số biện pháp giúp Ngân hàng giải quyết một số nợ khê đọng khó đòi dưới hình thức khoanh nợ, nhưng đây mới chỉ là hình thức tạm thời, về lâu dài Ngân hàng cần phải có cơ chế như đối với các doanh nghiệp thuộc loại hình nợ này. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước cần phải cho phép các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được trích lập hai quỹ tương ứng với hai quỹ dự phòng rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh bình thường. Cả hai quỹ này đều nhằm mục đích phòng chống rủi ro mất vốn trong hoạt động tín dụng, nhưng chúng khác nhau ở nguồn hình thành và cách thức sử dụng nguồn vốn. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cấp thiết phải có một quy chế trích lập Quỹ dự phòng rủi ro phù hợp cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng để họ có thể chủ động trong việc bù đắp rủi ro có hiệu quả.
Thư hai, đề nghị Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước duy trì để phối hợp với một số cơ quan nghiên cứu và đào tạo có uy tín trong nước cùng với Học viện Ngân hàng soạn thảo một chương trình đào tạo bổ túc kiến thức về lý luận, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, công tác xây dựng Đảng và tổ chức quần chúng trong cơ quan doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt và cán bộ xây dựng chính sách của toàn ngành với thời lượng thích hợp, để đội ngũ này có điều kiện tiếp thu, nhằm tạo ra một bước căn bản nâng cao trình độ nhận thức, tư tưởng giúp cho việc vận dụng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế
vận hành bằng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được đầu tư hoàn chỉnh thêm vào các tài sản đã được gán nợ còn xây dựng dở dang hoặc bị hư hỏng, xuống cấp; thực hiện các chi phí bảo hiểm bắt buộc để góp phần bảo quản tốt tài sản, hạn chế thiệt hại và có khả năng xử lý được. Nguồn vốn lấy từ vốn kinh doanh để đầu tư, sau đó hạch toán tăng giá trị tài sản nhận gán nợ. Ngân hàng Nhà nước cần hướng dẫn việc hạch toán tài sản đã nhận gán nợ phù hợp nguyên tắc trả nợ bằng tài sản.
Thư tư, để phù hợp với nhu cầu thị trường (nhu cầu có khả năng thanh toán) cho phép các Ngân hàng được quyền chủ động khai thác phát mại tài sản theo nhiều phương thức linh hoạt hoặc cơ chế phát mại thông qua Trung tâm đấu giá (nếu Ngân hàng xét thấy cần thiết). Chấp nhận về thủ tục pháp lý đối
với Hội đồng xử lý phát mại tài sản thế chấp tại các ngân hàng thương mại, không cần thiết phải thực hiện qua trung tâm đấu giá.
Riêng trường hợp một người vay nhiều món nợ, sau khi giảm trừ nợ mà vẫn còn thừa thì được bổ sung cho món nợ khác thiếu hoặc không có tài sản thế chấp.
Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm thực tế, theo dõi và đánh giá hiệu quả của các giải pháp cụ thể ở các nước trong khu vực để rút kinh nghiệm chủ động ban hành hoặc đề xuất với Chính phủ các cơ chế, quy chế nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thông thoáng và an toàn trong việc giải toả, phát mại tài sản thế chấp.
Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước cần sớm triển khai việc thành lập Công ty mua bán tài sản thế chấp tại các ngân hàng thương mại nhằm giải phóng nguồn vốn tồn đọng và lành mạnh hoá tình hình tài chính cho các ngân hàng thương mại.