Nợ quá hạn và công tác phòng chống nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu [sinhviennganhang.com]-luan van (Trang 45 - 51)

II. Doanh số thu nợ

2. Nợ quá hạn và công tác phòng chống nợ quá hạn.

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Ngân hàng. Tuy nhiên cũng như tất cả các ngành khác, lợi nhuận luôn luôn gắn liền với rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của Ngân

hàng. Do đó rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn là vấn đề bức xúc và nóng bỏng mà Ngân hàng cần xem xét giải quyết. Kinh doanh trong một môi trường chưa ổn định và nhiều rủi ro, NHNT đã nghiên cứu tìm kiếm những loại hình đầu tư vừa đảm bảo lợi nhuận, vừa hạn chế được rủi ro như kết hợp đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp, giảm dần dư nợ với khách hàng có mức dư nợ cao để đảm bảo an toàn vốn, đẩy mạnh bán buôn cho các tổ chức tín dụng, tăng cường cho vay các dự án có đảm bảo của chính phủ.

Nợ quá hạn hình thành từ các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn. Theo qui định nợ quá hạn trên 6 tháng được coi là nợ khó đòi. Nhưng trong điều kiện các doanh nghiệp tự hạch toán kinh tế, không được bao cấp bất kỳ khoản nào của các bộ, các ngành và Nhà nước nên việc thanh toán nợ quá hạn hay nợ khó đòi cho Ngân hàng là một điều nan giải. Đặc biệt là các doanh nghiệp chỉ gây ra nợ quá hạn đối với Ngân hàng khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả và gặp khó khăn trong quá trình tái sản xuất tiếp theo vì thiếu vốn. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm vừa thu hồi được vốn, vừa giúp đỡ cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Điều chỉnh quan hệ tín dụng khi có dấu hiệu rủi ro tín dụng là hợp lý, nhưng ngân hàng nên xem xét ảnh hưởng của điều chỉnh đó đối với hoạt động của doanh nghiệp. Đôi khi Ngân hàng sát sao quá trong việc thu hồi vốn tín dụng, ngay lập tức dẫn đến tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn hơn và có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản.

Từ quan điểm đó, NHNT đã vừa là người cho vay, vừa là người giúp đỡ các doanh nghiệp lúc khó khăn, Ngân hàng vẫn có thể hỗ trợ những doanh nghiệp có nợ quá hạn nhưng là những doanh nghiệp có uy tín trong kinh doanh và có triển vọng. Nhờ đó NHNT đã có cách xử lý linh hoạt và mang lại hiệu quả cao các khoản nợ quá hạn phát sinh.

Trong cơ cấu tín dụng phân chia theo thành phần kinh tế thì dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp Nhà nước thuộc loạt thấp nhất so với các thành phần kinh tế khác, và tỷ lệ đó là 9% với giá trị nợ quá hạn là 660 tỷ.

Cùng với việc phát triển của các Công ty cổ phần cũng như các Công ty trách nhiệm hữu hạn thì tỷ lệ quá hạn ở các Công ty này cao ở mức không bình thường, với số dư nợ tín dụng chỉ đạt 1270 tỷ mà số dư quá hạn là 580 tỷ, đạt tỷ lệ 46% và đồng thời việc cho vay tư nhân cũng gặp rủi ro lớn, mặc dù cho vay trong khu vực này rất ít, chỉ có 68 tỷ nhưng tỷ lệ quá hạn còn quá cao, đạt 47% dư nợ quá hạn là 32 tỷ trong khi đó mặc dù là thành phần mới của nền kinh tế nhưng các Công ty liên doanh có tỷ lệ nợ quá hạn cũng thấp, chỉ có 10% trị số tuyệt đối của nợ quá hạn là 14 tỷ đồng trong khi dư nợ tín dụng của thành phần này là 138 tỷ đồng.

Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn của các thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng Thành phần Dƣ nợ 2000 Dƣ nợ 2001 Tổng số Quá hạn Tỷ lệ (%) Tổng số Quá hạn Tỷ lệ (%) 1. Doanh nghiệp NN 7260 660 9% 2. C.ty cổ phần, TNHH 1270 580 46%

3. C.ty liên doanh 138 14 10%

4. Khu vực tư nhân 68 32 47%

5. Các thành phần khác 338 38 11%

Tổng cộng 8810 843 10% 9074 1324 15%

(Trích: Báo cáo tín dụng Sở Giao dịch NHNT 2000 - 2001)

Như vậy trong 2 năm vừa qua dư nợ VNĐ và dư nợ ngoại tệ của NHNT xấp xỉ bằng nhau. Năm 2000 dư nợ VNĐ đạt 4.184 tỷ, chiếm 47,5% trên tổng dư nợ trong khi đó dư nợ ngoại tệ đạt 4.626 tỷ chiếm tỷ trọng 52,5% trên tổng dư nợ. Điều đó có ý nghĩa là mặc dù dư nợ chiếm VND vẫn còn thấp hơn so với dư nợ ngoại tệ nhưng khoảng cách chênh lệch không đáng kể, điều đó chứng tỏ NHNT đã chú trọng cho vay VNĐ và hạn chế cho vay ngoại tệ phục vụ cho chủ trương của Ngân hàng nước ta nói chung và của NHNT Việt Nam nói riêng, đó là giảm cho vay ngoại tệ để bổ sung cho vay nội tệ. Đồng thời tỷ lệ quá hạn ở

VNĐ thấp hơn và cả hai đều ở mức trung bình. Và đến năm 2001 thì dư nợ VNĐ đã tăng lên, vượt cả dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng 51%, nhưng tỷ lệ quá hạn của cho vay VND lại tăng lên đạt 16% vượt xa so với năm 1997. Còn cho vay ngoại tệ thì dư nợ quá hạn là 588 tỷ, chỉ chiếm 14% trong tổng dư nợ ngoại tệ. Tóm lại dư nợ quá hạn trong năm 2001 đã tăng so với năm 2000. Đây là một vấn đề mà NHNT cần phải xem xét và tìm cách khắc phục.

Đứng trước những khó khăn đang diễn ra trong nước cũng như trên thị trường thế giới và khu vực, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Ngân hàng, việc tìm ra cách giải quyết giảm nợ quá hạn của NHNT gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với việc đổi mới cơ cấu đầu tư tín dụng, tập trung cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước, tăng cường cho vay các dự án và tăng số cho vay bằng nội tệ để phát triển sản xuất kinh doanh trong nước, hạn chế được bớt rủi ro tỷ giá khi cho vay bằng ngoại tệ. Và quan trọng hơn là có thể thu hồi được một số nợ quá hạn thì NHNT tiến hành xử lý các tài sản thế chấp, các tài sản mà Ngân hàng xiết nợ được. Mặc dù với quyết tâm thu nợ tồn đọng rất cao, song tình hình công nợ của NHNT vẫn nặng nề do cơ chế bao cấp và việc đầu tư không hiệu quả trong những năm trước để lại. Trong năm 2001 nợ khoanh chỉ giảm được một lượng rất nhỏ trong tổng số nợ khoanh, chỉ đạt 5%. Trong năm tới nợ khoanh sẽ được tăng thêm do một số doanh nghiệp được khoanh nợ theo chủ trương của Chính phủ. Hơn nữa trong tổng số nợ khoanh thì chủ yếu là vốn huy động nên phải trả lãi cho người gửi tiền.

Vì vậy nợ quá hạn đã và đang là gánh nặng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNT. Mặt khác, tài sản thế chấp, xiết nợ chủ yếu là khách sạn, nhà hàng, kho xưởng và đất đai nên rất khó chuyển nhượng và giá giảm liên tục. Vì vậy nếu phát mại ngay để thu hồi vốn sẽ dẫn đến thua lỗ, nhưng nếu để lâu dài thì tài sản sẽ xuống cấp, giảm giá trị.

Trên cơ sở uy tín và chất lượng dịch vụ cùng với chính sách lãi suất hợp lý và linh hoạt nên NHNT đã đạt được tổng nguồn vốn lớn, có tốc độ tăng trưởng cao liên tục. Năm 2001, tổng nguồn vốn đạt 35.720 tỷ tăng 32,7% so với

cùng kỳ năm 2000. Đây là điểm nổi bật có ý nghĩa quan trọng đối với một NHTM. Nguồn vốn không những có tốc độ tăng trưởng cao, mà còn là xu hướng chuyển biến tích cực về cơ cấu và chất lượng, đó là tỷ trọng vốn có kỳ hạn tăng đều, điều này là yếu tố quan trọng để tăng dư nợ dài hạn, hạn chế được rủi ro. Hơn nữa NHNT luôn duy trì và nâng cao mức dư nợ tín dụng trong nền kinh tế, mặt khác luôn củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Công tác tín dụng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác kinh doanh của NHNT. Sau một thời gian chững lại dư nợ tín dụng năm 2001 đã vượt năm 2000 và 1999. Đặc biệt là dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng trưởng cả về giá trị và tỷ lệ.

Công tác tín dụng đã từng bước được phục hồi và phát triển nhanh chóng, đặc biệt khi cơ chế hội đồng tín dụng được thực hiện cùng với việc định hướng đầu tư vào các Tổng công ty nhà nước, đây được coi là bước tiến quan trọng rất cơ bản trong công tác tín dụng của NHNT, phần nào hạn chế được rủi ro tín dụng. Đồng thời NHNT đã chú trọng đào tạo để nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng, từ đó với sự chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng, các cán bộ tín dụng, theo dõi và kiểm tra một cách sát sao hoạt động của các doanh nghiệp. NHNT cần phải đánh giá lại các khoản tín dụng, từ đó tập trung vào các tín dụng có độ rủi ro cao nhất. Ngoài ra NHNT đã chú trọng kiểm tra, kiểm soát vào các chi nhánh có dư nợ quá hạn cao, khả năng thu nợ phức tạp khó khăn. Từ đó giúp các chi nhánh tháo gỡ từng vấn đề nhanh chóng, thoát khỏi khó khăn. Đối với các khoản đầu tư mới, do có định hướng đầu tư rõ ràng, có hội đồng tín dụng xem xét, các quy trình quy phạm được bổ sung phù hợp với thực tiễn.... đồng thời dựa vào tính khả thi của khoản vay là chủ yếu. Không chú trọng vào tài sản thế chấp... nên các khoản vay mới đều được sử dụng đúng mục đích, thù hồi được nợ, nợ quá hạn mới phát sinh không đáng kể. Tuy nhiên, có một số nơi nợ quá hạn vẫn phát sinh do nguyên nhân khách quan như các doanh nghiệp trong năm hoạt động kém hiệu quả, mức độ tăng của nền kinh tế có chiều hướng chững lại nên việc

tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp chậm lại dẫn đến nợ quá hạn. Các khoản nợ quá hạn này chỉ sau một thời gian ngắn đã thu hồi được.

Bên cạnh những hoạt động trên để hạn chế rủi ro tín dụng NHNT đã tiến hành kinh doanh ngoại tệ để hạn chế được rủi ro về tỷ giá trong kinh doanh ngoại thương. Là Ngân hàng đứng đầu về kinh doanh ngoại tệ và thanh toán đối ngoại, NHNT đã chú trọng phát huy ưu thế của mình, do đó NHNT đã giảm bớt được rủi ro của Ngân hàng khi mà tỷ giá trong thời gian gần đây có sự biến động mạnh.

Một thành công lớn trong hoạt động tín dụng của NHNT để giảm bớt rủi ro trong hoạt động của mình cũng như thu hút được nhiều khách hàng là việc NHNT là NH đầu tiên đề ra và thực thi "Chính sách khách hàng". Để mở rộng và tạo niềm tin của khách hàng đối với mình NHNT đã chủ động tìm đến với khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm của mình để phục vụ cho khách hàng. Đồng thời cải tiến các quy trình nghiệp vụ nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Song song với các công việc đó NHNT đã tham gia vào thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT và mạnh dạn đưa vào áp dụng hệ thống Ngân hàng điện tử. Với các hình thức hoạt động này, NHNT đã tạo cho khách hàng niềm tin ở Ngân hàng về mặt thời gian phù hợp với bước tiến của thời gian, cũng như lòng tin vào mức độ an toàn của dịch vụ. Với chính sách khách hàng của mình, NHNT đã có chính sách ưu đãi cụ thể cho từng nhóm khách hàng. Mua bán ngoại tệ với giá ưu đãi, miễn ký gửi, giảm phí dịch vụ, thực hiện tức thì mọi yêu cầu... Đối với nhóm khách hàng thanh toán hàng xuất qua NHNT thì được hưởng mức lãi suất tiền vay thấp, phí dịch vụ rẻ và những ưu đãi khác... Ngoài các khách hàng là Công ty và tư nhân, NHNT cũng rất quan tâm đến mọi đối tượng khách hàng khác, đó là các tổ chức tín dụng. Với thế mạnh về thanh toán quốc tế (mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp, cơ sở vật chất hiện đại). NHNT đã trợ giúp các NH bạn rất nhiều trên lĩnh vực thanh toán. Kết quả là phần lớn các Ngân hàng bạn đã mở tài khoản thanh toán tại NHNT, coi NHNT như một trung tâm thanh toán bù trừ đối với các giao dịch quốc tế.

Một phần của tài liệu [sinhviennganhang.com]-luan van (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)