nam hiện nay:
Một phần vốn không nhỏ của các ngân hàng thương mại đã được các doanh nghiệp Việt nam sử dụng không có hiệu quả hay nói cách khác là các ngân hàng thương mại hiện nay có nhiều khoản cho vay chất lượng kém . Vì vậy nhận xét chung của các chuyên gia quản lý kinh tế là chất lượng tín dụng hiện nay của các ngân hàng thương mại thấp, nợ quá hạn có xu hướng tăng lên quá cao, trong nợ quá hạn thì món nợ thực sự không còn khả năng hoàn trả chiếm khoảng 50% vì doanh nghiệp đã phá sản mất khả năng thanh toán hoặc chủ doanh nghiệp trốn chạy lừa đảo…
Do đó các ngân hàng thương mại hiện nay đang có nguy cơ mất an toàn trong kinh doanh tiền tệ. Phải chăng đó chính là hậu quả của chính sách mở rộng tín dụng quá giới hạn cho phép hoặc tăng chỉ tiêu dư nợ vượt quá khả năng quản lý vốn của ngân hàng.
Thực tế đã cho thấy đến 31/8/2001 tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng thương mại lên tới gần 103 ngàn tỷ đồng trong đó số nợ quá hạn khoảng 10% và tính riêng số nợ khó đòi khảng gần 6,8% so với tổng dư nợ. Nếu xét riêng từng loại hình cho thấy:
- Với các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị có dư nợ quá hạn chiếm khoảng 20% và nợ khó đòi khoảng 10% so với tổng dư nợ.
- Với các ngân hàng thương mại quốc doanh có mức dư nợ quá hạn chiếm khoảng 11% và nợ khó đòi khoảng 8% so với tổng dư nợ.
- Với các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn có mức dư nợ quá hạn khoảng 5,6% và nợ khó đòi khoảng 0,7% so với tổng dư nợ.
- Với các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh có các tỷ lệ này thấp hơn, nợ quá hạn chiếm khoảng 2,3% còn nợ khó đòi chỉ chiếm vào khoảng 1,2% so với tổng dư nợ .
Mức độ diễn biến nợ quá hạn cũng như chất lượng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng thương mại được phản ánh tạm thời trong một số năm gần đây qua các số liêu sau:
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng nợ quá hạn /vốn tự có 95.5 85.0 61.9 75.7 62.3 61.5 Tổng nợ quá hạn / tổng nợ 11.1 6.0 7.8 9.3 9.5 20.6 Tổng NQH /tổng TS có 6.6 5.5 4.4 5.5 5.4 5.5 Vốn tự có/ tổng tài sản 6.9 6.9 7.1 7.2 7.9 11.8