Góc α tại đó nguyên liệu bắt đầu di chuyển trên tấm phẳng được gọi là góc trượt của nguyên liệu. Thông số này được ứng dụng phổ biến trong công nghệ chế biến thủy sản và công nghệ thực phẩm chẳng hạn như vận chuyển nguyên liệu.
Tại phòng thí nghiệm, chọn vật liệu bằng inox làm ván trượt vì trong phân xưởng, bàn chế biến và các bề mặt di chuyển nguyên liệu như băng tải cũng làm từ vật liệu inox. Cách tiến hành như sau: đặt nguyên liệu lên một đầu tấm phẳng inox. Dùng ròng rọc nâng từ từ tấm phẳng lên đến khi nguyên liệu bắt đầu dịch chuyển thì dừng lại. Đo góc giữa tấm phằng và mặt phẳng ngang bằng cách đo sin của góc rồi quy đổi để tính .
Kết quả đo góc trượt nguyên liệu cá mè hoa được xác định là 14,70 độ như được thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Góc trượt nguyên liệu của cá mè hoa (n=15)
Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị
Góc trượt nguyên liệu 14,70 1,02 Độ
Nguyên liệu bắt đầu trượt khi K > Fms.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng chỉ phụ thuộc vào hệ số ma sát của vật liệu làm ván trượt và hệ số ma sát của bề mặt nguyên liệu, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc. Ván trượt có độ nhẵn bề mặt càng lớn thì góc trượt càng bé. Các vật liệu làm ván trượt khác nhau sẽ có góc trượt khác nhau dù có cùng độ nhẵn bề mặt. Do vậy nên chọn vật liệu và độ nhẵn phù hợp để làm ván trượt để làm giảm góc trượt . Ngoài ra có thể giảm góc trượt bằng phương pháp bôi trơn bằng dầu, nước.