KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH DINH DƯỠNG

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu loài nấm dùi trống leucocoprinus cepaestipes (Trang 57 - 64)

Chúng tôi tiến hành đưa mẫu đi phân tích và thu được kết quả :

Bảng 3.7: Bảng thành phần dinh dưỡng của nấm Leucocoprinus cepaestipes

(kết quả phân tích của viện công nghệ hóa học, thành phố Hồ Chí Minh).

STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả

1 Hàm lượng Protein 30,30 2 Hàm lượng Chất xơ 5,41 3 Hàm lượng Carbonhydrate 22,78 4 Hàm lượng Lipit g/100g mẫu khô 1,96 Khi tiến hành so sánh kết quả với các loại nấm khác:

Bảng 3.8: So sánh thành phần dinh dưỡng của nấm Leucocoprinus cepaestipes

với một số loại nấm thực phẩm phổ biến hiện nay.

LOẠI NẤM Thành phần

(/100g nấm khô) Nấm rơm Nấm dùi trống Nấm bào ngư Nấm mỡ

Protein thô 21.2 30.30 30.4 23.9

Carbonhydrat(g) 58.6 22.78 57.6 60.1

Béo (g) 40.1 1.96 2.2 8.0

Xơ (g) 44.1 5.41 9.8 8.0

Nhìn chung, thành phần protein của nhóm này tương đối cao, hàm lượng cacbonhydrat, hàm lượng béo, chất xơ vừa phải. So với một số loài nấm thực phẩm hiện nay, hàm lượng protein trong Leucocoprinus cepaestipes là tương đối cao, nếu nấm có thể ăn được thì đây là một ưu thế rất lớn, tạo độ ngọt cho nấm, cung cấp được lượng protein cho cơ thể. Hàm lượng đường và chất béo trong nấm thấp hơn so với các loại nấm khác, rất thích hợp cho người bị tiểu đường dùng làm thực phẩm.

Mặc dù khi tiến hành phép so sánh này chỉ mang tính tương đối, do các loại nấm thực phẩm không được trồng trong cùng một điều kiện, nhưng số liệu trên cũng phản ánh được giá trị, ưu thế về dinh dưỡng của nhóm nấm này so với các nấm khác.

Tóm lại, nếu có thể xếp nấm dùi trống Leucocoprinus cepaestipes vào nhóm nấm thực phẩm, thì đây là nấm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe và cấn được đẩy mạnh nghiên cứu về khả năng gây độc đối với con người, cũng như các thành phần vitamin, tính dược liệu của loài nấm này

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Khi tiến hành khảo sát đã thu thập được giống nấm Leucocoprinus cepaestipes ở vườn quốc gia Cát Tiên.

2. Đã tiến hành mô tả hình thái của loài nấm Leucocoprinus cepaestipes,

một loài nấm mới bổ sung cho cho khu hệ nấm lớn ở Việt Nam.

3. Qua các thí nghiệm nghiên cứu trên nhiều môi trường dinh dưỡng khác nhau chúng tôi đã xác định được môi trường thích hợp nhất cho việc lưu giữ bảo tồn giống, môi trường nhân giống cấp 1 (môi trường thạch dinh dưỡng), môi trường nhân giống cấp 2 (môi trường hạt thóc) và môi trường nhân giống cấp 3 (môi trường cọng mì) cho sản xuất.

4. Khi tiến hành khảo sát trên giá thể tổng hợp mùn cưa, kết quả cho thấy với điều kiện nuôi như nhau thì tỷ lệ dinh dưỡng trong thành phần môi trường nuôi trồng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển tơ nấm và quá trình hình thành thể quả nấm. Trên môi trường mùn cưa nghèo dinh dưỡng 4% tơ nấm phát triển nhanh tốt, quá trình hình thành thể quả nhanh hơn các môi trường khác. Từ đó bước đầu hình thành được quy trình nuôi trồng thử nghiệm loài nấm mới này.

5. Kết quả thử độc tính sơ cấp của nấm trên chuột nhắt trắng bước đầu cho thấy nấm không có biểu hiện gây độc cấp tính trên chuột.

ĐỀ XUẤT Ý KIẾN:

1. Tiếp tục kiểm tra thử độc cấp tính trên các đối tượng khác, thử độc trường diễn để kết luận chắc chắn nấm có độc hay không và đồng thời phân tích nhiều hơn về thành phần dinh dưỡng như vitamin, khoáng, năng lượng… để xếp loài

Leucocoprinus cepaestipes vào nhóm nấm thực phẩm.

2. Nghiên cứu về thành phần hóa sinh học và các chất có hoạt tính sinh học trong chi Leucocoprinus có tính dược liệu dùng để diều trị bệnh ung thư.

3. Tiếp tục nghiên cứu về hệ sợi nấm để hiểu rõ các hạt đen nhỏ trong quá trình phát triển của tơ nấm là gì và vai trò của chúng trong việc hình thành quả thể ra sao.

4. Nghiên cứu nuôi trồng nấm ở những quy mô lớn hơn để đánh giá hiệu quả kinh tế và tiếp tục hoàn thiện quy trình nuôi trồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Lân Dũng (2002): Công nghệ trồng nấm, tập 1, 2, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Lê Duy Thắng (2006): Kỹ thuật trồng nấm tập 1, Nhà xuất bản nông

nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

3. Lê Duy Thắng - Trần Văn Minh (1998): Sổ tay hướng dẫn trồng nấm,

Nhà xuất bản nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

4. Trịnh Tam Kiệt (2001), Danh lục thực vật Việt Nam, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng Anh:

5. M. E. Noordeloos, TH. W. Kuyper, & E. C. Vellinga (2001): Flora agaricina neerlandica, A.A. Balkema Publisher, Tokyo.

6. Trinh Tam Kiet (1998): Preliminary checklist of macrofungi of Vietnam, Feddes repertorium, 109, 257 – 277, Berlin..

7. Bartsch A, Bross M, Spiteller P, Spiteller M, Steglich W, Birnbaumii A and B: Two anusual 1-hydroxyindole pigments from the “flower pot parasol”

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thành phần hợp chất dinh dưỡng tổng hợp chất lượng cao (Dinh dưỡng).

• Đạm tổng số (N): 70g/l. • Lân hữu hiệu (P2O5): 60g/l. • Kali (K2O): 40g/l.

• Magnesium (Mg)-water soluble magnesium:180g/l • Boron (B) Fertibor FB-48: 50g/l.

• Kẽm (Zn) chelated, expressed as melatic: 50g/l. • Maganese (Mn) chelated, expressed as melatic: 50g/l. • Đồng (Cu)I: 50g/l.

• Mo: 5g/l.

• Acid Humic: 1g/l.

• INERT INGREDIENTS: 99%.

Phụ lục 2: Thành phần môi trường dinh dưỡng bổ sung viatamin B1:

• Vitamin B1: ≥ 2500ppm.

• Alpha naphthalene acetic acid: ≥ 800ppm. • Available phosphate (P2O5): ≥ 4%.

• Iron, Chelated, Expressed as Metalic: ≥ 0.2%. • Amino triethanoic acid: ≥ 3.5%.

• Polyhydroxydioic acid: ≥ 1.5%. • Total nitrogen: ≥ 200g/l.

• K2O5: ≥ 150g/l.

• Maganese (Mn) chelated, expressed as melatic: ≥ 450mg/l. • Kẽm (Zn) chelated, expressed as melatic: ≥ 350mg/l. • Calcium: ≥ 200mg/l.

• Đồng (Cu): ≥ 300mg/l.

• Magnesium (Mg)-water soluble magnesium: ≥ 200mg/l. • Boron (B) Fertibor FB-48: ≥ 200mg/l.

• Mo: ≥ 10m/l.

• Cobalt (Co): ≥ 5mg/l.

• INERT INGREDIENTS: 99,9%.

Phụ lục 3: Bảng số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1: Tốc độ lan tơ của Leucocoprinus cepaestipes trên môi trường 1

Tốc độ lan tơ (cm) Thời gian (ngày)

Đĩa 1 Đĩa 2 Đĩa 3 Đĩa 4

3 2,6 2,4 2,5 2,4

5 3,9 4,4 3,9 4,2

7 6,1 6,6 5,9 6,3

9 7,4 7,8 7,5 7,7

11 8,5 8,5 8,3 8,2

Bảng 3.2: Tốc độ lan tơ của Leucocoprinus cepaestipes trên môi trường 2

Tốc độ lan tơ (cm) Thời gian (ngày)

Đĩa 1 Đĩa 2 Đĩa 3 Đĩa 4

3 2,5 2,6 2,5 2,5

5 4,5 4,6 4,6 4,4

7 6,1 6,3 6,2 6,3

9 7,5 7,8 7,6 7,7

11 8,0 8,3 8,4 8,2

Bảng 3.3:Tốc độ lan tơ của Leucocoprinus cepaestipes trên môi trường 3

Tốc độ lan tơ ( cm) Thời gian (ngày)

Đĩa 1 Đĩa 2 Đĩa 3 Đĩa 4

3 1,9 1,8 1,8 1,7

5 3,4 3,4 3,4 3,5

7 4,8 4,8 4,9 4,8

9 6,3 6,3 6,5 6,5

Bảng 3.4: So sánh tốc độ lan tơ Leucocoprinus cepaestipes trên 3 môi trường.

Tốc độ lan tơ (cm)

Thời gian (ngày) Môi trường 1 Môi trường 2 Môi trường 3

3 2.475± 0.0938 2.525± 0.049 1.800 ± 0.0800

5 4.100± 0.2400 4.525± 0.0938 3.425 ± 0.0490

7 6.225±0.2926 6.225± 0.0938 4.825 ± 0.0490

9 7.600± 0.1789 7.65± 0.1265 6.400 ± 0.1130 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11 8.375± 0.1470 8.225± 0.1674 7.325 ± 0.0490 Bảng 3.5: Tốc độ lan tơ Leucocoprinus cepaestipes trên môi trường hạt.

Tốc độ lan tơ (cm) Thời gian (ngày)

Bình 1 Bình 2 Bình 3 6 1,8 2,0 1,9 8 2,9 3,1 3,0 10 3,7 4,1 3,7 12 5,0 5,2 4,9 14 6,2 6,3 6,2 16 6,9 7,0 6,9

Bảng 3.6: Tốc độ lan tơ Leucocoprinus cepaestipes trên giá thể mùn cưa có thành phần dinh dưỡng khác nhau

Tốc độ lan tơ (cm) Môi trường mùn cưa

4%

Môi trường mùn cưa 7%

Môi trường mùn cưa 12% Thời gian (ngày) Bịch 1 Bịch 2 Bịch 3 Bịch 1 Bịch 2 Bịch 3 Bịch 1 Bịch 2 Bịch 3 9 10,9 9,8 9,6 2,9 3,2 2,8 1,5 1,6 1,5 13 15,3 15,2 14,9 5,3 5,8 5,2 4,1 4,0 4,2 17 19,1 19,0 18,6 8,0 8,3 8,0 6,0 6,1 5,9 21 21,4 21,3 21,0 11,0 11,8 11,2 8,0 7,6 7,7 25 23,0 23,1 23,4 14,9 15,6 15,1 12,5 11,7 12,3

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu loài nấm dùi trống leucocoprinus cepaestipes (Trang 57 - 64)