THẠCH
Giống nấm Leucocoprinus cepaestipes ở phòng thí nghiệm nấm Cát Tiên, trước khi sử dụng cho các nghiên cứu khảo sát công nghệ được cấy chuyển nhiều lần để phục hồi khả năng phát triển, đảm bảo thu được kết quả khách quan nhất. Giống nấm sau 1 ngày cấy đã bắt đầu bung sợi bám vào môi trường. Sau 8 ngày đã lan kín bề ống nghiệm có thể sử dụng cho nghiên cứu tiếp theo.
Hình 3.5: Giống nấm sau 8 ngày phân lập
3.2.1 Tốc độ lan tơ của sợi nấm trên môi trường 1
Tiến hành khảo sát khả năng sinh trưởng hệ sợi nấm trên môi trường thạch bổ xung dinh dưỡng ở nhiệt độ phòng ( 27 ± 20C). Đây là môi trường được sử dụng cho việc nhân giống cấp 1 và lưu giữ giống nấm.
Hình 3.6: Đĩa thạch sau 4 ngày nuôi cấy Hình 3.7: Đĩa thạch sau 12 ngày nuôi cấy
Hình 3.8: Tốc độ phát triển của tơ nấm trên môi trường 1
Sau khi cấy nấm trên môi trường 1, chỉ sau một ngày nấm bắt đầu bung tơ, tới ngày thứ 3 thì đạt được 2.475cm. Sợi nấm mọc bung ra như bông, màu trắng. Các ngày tiếp theo tơ nấm phát triển rất nhanh. Thời gian đầu, môi trường giàu dinh dưỡng làm hệ sợi nấm phát triển nhanh, mẫu nấm bung tơ mạnh. Đến ngày thứ 9, tơ nấm mỏng lại, xẹp xuống và xuất hiện các hạt màu đen trên sợi tơ và chuyển sang màu hơi hồng. Sau khi thích ứng với điều kiện môi trường, tơ nấm phát triển chậm lại và tiến hành phân nhánh lan dần trên bề mặt đĩa và tơ không còn bung như lúc đầu mà xẹp xuống, lan rộng ra. Đến ngày thứ 12 tơ nấm lan hết bề mặt thạch. Sau khi để một thời gian, tơ nấm già đi, có màu hơi hồng nhạt và các sợi rất mảnh, phân nhánh, các hạt đen xuất hiện nhiều và có hiện tượng tiết dịch vàng.
Thời gian hệ sợi phát triển mạnh nhất vào ngày thứ 5 và thứ 7.
Sự phát triển của hệ sợi nấm Leucocoprinus cepaestipes rất khác biệt so với các loại nấm khác như nấm bào ngư Pleurotus florida, mộc nhĩ Auricularia polytricha... Trong thời gian đầu phát triển tơ nấm bung mạnh, tạo độ phồng như
bông. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian 5 ngày tơ nấm lại có dấu hiệu xẹp xuống, và phát triển chậm hơn so với nấm khác. Mặc dù thời gian bung tơ sớm hơn nấm mộc nhĩ nhưng thời gian đầy đĩa lại chậm hơn nhiều, phải đến ngày thứ 12 tơ mới lan đầy đĩa trong khi nấm mộc nhĩ chỉ cần 9 ngày. Đồng thời khi tơ nấm xẹp xuống thì
xuất hiện các hạt màu đen ở dạng rắn không giống dạng dịch bào tử đen ở bào ngư Nhật (Pleurotus abalones), đây là đặc điểm khác biệt lớn với các nấm khác và chưa có nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của các hạt đen này trong quá trình phát triển, hình thành quả thể nấm.