Mẫu vật thu được ở vườn quốc gia Cát Tiên Đồng Nai vào tháng 5/2010, 2011 và vào tháng 5/2012 trong chuyến đi thực địa đã tiếp tục thu được mẫu, xác định là loài Leucocoprinus cepaestipes (Sow.: Fr) Pat. Đây là mới cho chi
Leucocoprinus và cũng là loài nấm mới bổ sung cho khu hệ nấm lớn của Việt Nam .
Hình 3.1: Nấm ngoài tự nhiên
Quả thể khi còn non có màu nâu. Khi quả thể còn non có hiện tượng tiết dịch màu nâu đậm, trên bề mặt có các hạt nhỏ mịn màu nâu, giữa mũ nấm có nâu đậm. Lúc nhỏ, quả thể hình parabol, sau đó nở ra hình chuông và khi về già nở bung ra hình chảo lõm với phần giữa nấm phẳng dẹt. Đường kính mũ nấm: 100 - 120 mm. Trên bề mặt quả thể khi trưởng thành phồng lên, có các vảy nhỏ màu nâu be hoặc nâu tím sắp xếp chồng lên không đổi màu khi chạm vào, các vảy nhỏ tập trung chủ yếu ở phần chính giữa mũ nấm và thưa dần ở mép trên nền kem trắng quả thể. Phiến
nấm có các rãnh, số lượng rãnh nhiều, giữa mỗi rãnh có l = 1 - 3, phiến nấm phồng lên, rộng tới hơn 6mm, có màu kem.
Hình 3.2: Hình thái phiến nấm
Cuống nấm: 120 - 140 x 11 - 16 mm, đặc ruột. Cuống nấm phình to ở phần đế, thót lại ở phía trên. Lúc nhỏ, cuống có màu kem, khi trưởng thành có các vảy nhỏ màu nâu đính trên bề mặt và khi chạm vào, cuống nấm sẽ chuyển sang màu nâu cam. Có vòng nấm hướng lên. Thịt nấm có màu trắng. Bào tử vết màu trắng
Bào tử hình elip hoặc trứng, kích thước 9 - 10 x 6 - 7µm, lớp vỏ bào tử dầy, trên kính hiển vi quang học có thể nhìn thấy rõ mấu đính tiểu bính trên bào tử.
Chi Leucocoprinus ở Việt Nam mới được ghi nhận có 7 loài ( theo Nấm lớn Việt Nam, Trịnh Tam Kiệt, 1998) ở miền Bắc và Trung Việt Nam.
- Leucocoprinus badhamii. - Leucocoprinus birnbaumii. - Leucocoprinus bonianus. - Leucocoprinus cepistipes - Leucocoprinus creataceus. - Leucocoprinus dolichaulos - Leucocoprinus fragilissimus
Tuy nhiên các miêu tả chuẩn và mẫu vật chuẩn còn nhiều khiếm khuyết, mới chỉ có ghi nhận trong danh lục mà hầu như chưa có các các tài liệu mô tả về hình thái, hiển vi của các loài nấm này ở Việt Nam.
Những ghi nhận có được chủ yếu thông qua các công trinhg nghiên cứu của người Pháp trước 1945, trong đó đặc biệt là của Patouilard ở miền Bắc Việt Nam. Chính vì thế việc bổ sung các tư liệu chuẩn về hình thái, mô tả cho các loài nấm trong chi này là rất cần thiết.