So sánh tốc độ lan tơ của nấm Leucocoprinus cepaestipes trên 3 môi trường

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu loài nấm dùi trống leucocoprinus cepaestipes (Trang 48 - 51)

Bảng số liệu so sánh tốc độ phát triển tơ nấm trên 3 môi trường được ghi nhận ở Bảng 3.4, Phụ lục 3.

Hình 3.15: So sánh tốc độ phát triển tơ nấm trên 3 môi trường

Sau khi tiến hành khảo sát sự phát triển của tơ nấm trên môi trường khác nhau, dựa vào kết quả thu được ta rút ra kết luận: chỉ sau một ngày cấy thì tơ nấm bung ra trên cả 3 môi trường. Nhìn chung thì sợi nấm phát triển tương đương nhau ở môi trường 1 và môi trường 2. Tuy nhiên ở môi trường 2, tơ nấm có phần phát triển nhỉnh hơn trong những ngày đầu do thành phần dinh dưỡng cao và đồng thời mau già hơn so với 2 môi trường còn lại; đến ngày thứ 10 thì tơ nấm chuyển màu rõ rệt, và tốc độ phát triển chậm hơn so với tơ nấm trong môi trường 1.

Còn đối với môi trường 3 thì tơ nấm phát triển rất kém. Sau khi cấy 2 ngày tơ nấm mới ăn sâu vào môi trường thạch và đến ngày thứ 3 thì chỉ đạt 1.8 cm, trong khi ở môi trường 1 và môi trường 2 lần lượt là 2.475 cm, 2.525cm. Đến ngày thứ 12 thì sợi nấm phát triển rất chậm, tới ngày thứ 17 thì gần như không lan nữa. Chính vì tốc độ phát triển của tơ nấm rất chậm nên đây không phải là môi trường thích hợp cho việc nhân giống và giữ giống.

3.3 KHẢO SÁT TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN HỆ SỢI TRÊN MÔI TRƯỜNG HẠT

Sau khi nuôi cấy giống cấp một thành công trên môi trường thạch, chúng tôi tiếp tục tiến hành nuôi cấy giống cấp hai trên môi trường hạt thóc có bổ sung thêm cám gạo để khảo sát tốc độ lan tơ của loài nấm này.

Môi trường thóc là một trong những môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của hệ sợi nấm. Trong thành phần môi trường chúng tôi bổ sung thêm cám gạo với tỉ lệ rất thấp. Đồng thời môi trường này có giá thể là cellulose (vỏ trấu) rất phù hợp và gần với môi trường tự nhiên, thích hợp cho sự phát triển của tơ nấm. Môi trường hạt dễ kiếm, dễ thực hiện và cũng như là môi trường nhân giống với số lượng lớn hiệu quả tiết kiệm được chi phí trong sản xuất đại trà.

Hình 3.16: Tơ nấm khi lan đầy bình thóc

Bảng số liệu thể hiện sự lan tơ trên thóc xem Bảng 3.5, Phụ lục 3.

Môi trường giá thể hạt lúa có bổ sung cám gạo rất thích hợp cho tơ nấm phát triển. Chỉ sau 5 ngày cấy giống tơ đã phát triển và bám vào bề mặt thóc. Sang ngày thứ 6, tốc độ ăn sâu của tơ trong môi trường là 1.9 cm. Những ngày đầu sợi tơ còn mỏng và thưa nhưng sang ngày thứ 8 tơ bện lại, màu trắng, kết cấu tơ chặt chẽ. Đồng thời với cấu trúc tơ chặt chẽ thì cũng xuất hiện các hạt nhỏ màu đen. Tốc độ ăn sâu của tơ rất tốt và thời gian tối ưu cho tơ phát triển tốt nhất là từ ngày 12 đến ngày 14. Sau 17 ngày thì tơ nấm lan đầy bình thóc.

Thời gian nhân giống nhanh, chúng ta có thể sử dụng giống sau 12 ngày cấy giống (khi tốc độ phát triển sợi nấm mạnh nhất và ổn định, kết cấu sợi nấm chặt chẽ, bện dày) để tiếp tục nuôi cấy ở môi trường giá thể tiếp theo.

Thời gian nhân giống trên môi trường nhân giống cấp 2 trên môi trường hạt còn phụ thuộc nhiều yếu tố: như điều kiện môi trường, thao tác thực hiện trong quá trình nấu... Khi thực hiện thí nghiệm do thóc chưa nở choét ra như mong muốn nên có thể ảnh hưởng tới việc nhân giống. Do đó nếu nấu thóc đạt theo yêu cầu và điều kiện khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ thích hợp thì tơ nấm phát triển tốt hơn, rút ngắn thời gian nhân giống.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu loài nấm dùi trống leucocoprinus cepaestipes (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)