SỰ PHÁT TRIỂN XÚC CẢM, TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ CỦA TRẺ

Một phần của tài liệu TÂM LÝ HỌC TRẺ EM potx (Trang 132 - 136)

TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN:

Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè.

Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 – 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh.

Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như: Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với người thân, người lạ…

Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống.

Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui

chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.

Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu. Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ… Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người.

Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh… Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn ( lúc đầu theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh ) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm

mỹ phát triển.

3. Sự phát triển ý chí:

Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ… Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động. Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe kể chuyện nhiều hơn nhưng không được cô giáo đáp ứng, phải chuyển trò chơi mà trẻ không thích.

Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành công việc. Tình kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp “công việc” vui chơi và phải quét nhà, nhặt rau để khi mẹ về là mọi việc phải

xong cho mẹ hài lòng.

Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ.

Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh.

Một phần của tài liệu TÂM LÝ HỌC TRẺ EM potx (Trang 132 - 136)