SỰ PHÁT TRIỂN CHÚ Ý, NGÔN NGỮ:

Một phần của tài liệu TÂM LÝ HỌC TRẺ EM potx (Trang 110 - 112)

NGỮ: 1. Sự phát triển chú ý: Cả hai dạng chú ý có chủ định và không có chủ định đều phát triển mạnh ở trẻ 4 – 5 tuổi. Nhiều phẩm chất chú ý có chủ định phát triển nhanh do sự phát triển của ngôn ngữ và tư duy.

Sức tập trung chú ý của trẻ cao, trẻ có thể vẽ, nặn một thời gian dài.

Với các hoạt động tạo hình làm tăng khối lượng chú ý của trẻ.

Sức bền vững của chú ý cao ( chú ý tới 37 phút với những đồ vật thích thú – theo A.V Daporozet ). Những công việc mà cha

mẹ, cô giáo giao cho trẻ chính là điều kiện tốt để trẻ phát triển chú ý có chủ định.

Việc giáo dục chú ý có chủ định phụ thuộc vào việc tổ chức nhiệm vụ hoạt động cho trẻ. Ví dụ giao việc mà trẻ thích sẽ làm tăng năng lực chú ý có chủ định, cho trẻ tập tìm, quan sát các chi tiết các đồ vật, tranh vẽ… để rèn luyện chú ý cho trẻ về tính mục đích, tính hệ thống…

Mặc dù chú ý có chủ định phát triển mạnh, nhưng nhìn toàn bộ lứa tuổi thì tính ổn định chưa cao, do vậy khi giao việc cần giải thích rõ ràng, nhắc lại khi cần thiết. 2. Sự phát triển ngôn ngữ:

Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra trước mắt trẻ.

đầu biết nối kết giữa tình huống hiện tại với quá khứ thành một “văn cảnh”.

Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ số lượng từ mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản.

Đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết… Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm nhầm.

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, đặc biệt trong hoạt động vui chơi, tạo hình, các tiết kể chuyện, tham quan, âm nhạc, thể dục…và các nhiệm vụ do người lớn giao cho trẻ, xác định trách nhiệm của trẻ một cách đơn giản, trẻ lĩnh hội được nhiều từ mới và ý nghĩa sử dụng của chúng, là tiền đề quan trọng giúp trẻ hoạt động sau này.

Một phần của tài liệu TÂM LÝ HỌC TRẺ EM potx (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)